top of page

Bài đăng diễn đàn

Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
30 thg 6, 2022
In Khởi nghiệp
Theo công ty phân tích CB Insights, vốn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp toàn cầu, với cam kết khoảng 58 tỷ USD từ giữa quý II đang trên đà giảm khoảng 1/5 trong giai đoạn này so với quý trước, theo hãng phân tích CB Insights. Sau thời kì vốn đầu tư mạo hiểm được đổ vào ồ ạt vào các startup công nghệ, giờ đây đã có những lời cảnh báo về một giai đoạn “đen tối” sắp đến, từ các quỹ đầu tư hay vườn ươm hàng đầu như Sequoia, Y Combinator,... Y Combinator đã đưa ra lời khuyên với các nhà khởi nghiệp của họ về một kế hoạch chuẩn bị cho điều xấu nhất sắp xảy ra. "Chào các thành viên của YC, trong tuần vừa qua chúng tôi đã làm việc với rất nhiều startup trong YC. Họ đến để tìm lời khuyên cho kế hoạch thay đổi để thích nghi với biến động sắp tới, các câu hỏi đều xoay quanh vấn đề chi tiêu, kế hoạch cho dòng tiền, công tác tuyển dụng cũng như việc gọi vốn trong thời gian tới có thể thành công hay không?", Y Combinator viết trong email gửi tới các startup trong portfolio. Và những gì YC đã nói với startup là suy thoái kinh tế sẽ mang lại cơ hội lớn cho những founder nào nhanh chóng thay đổi tư duy, lập kế hoạch đón đầu và duy trì công ty của họ tồn tại. Còn đối với Sequoia, nếu như năm 2020 họ gửi startup bức thư về thời kì “thiên nga đen” trong bối cảnh COVID-19, thì tại thời điểm nền kinh tế suy thoái hiện nay, họ đã đưa ra những rủi ro, thách thức qua 52 trang thuyết trình. “Quá trình phục hồi sẽ lâu hơn và mặc dù chúng tôi không thể dự đoán được bao lâu, nhưng chúng tôi có thể tư vấn cho bạn về các cách chuẩn bị và vượt qua.” Sequoia Capital, quỹ đầu tư nổi tiếng với các thương vụ sớm vào Google, Apple và WhatsApp, đã viết trong bài thuyết trình có tiêu đề “Adapting to Endure” (Thích ứng để tồn tại) Vì vậy, trong thị trường đang chưa có nhiều tín hiệu tích cực như hiện nay, dù founder và startup chọn “ngủ đông” hay “làm nóng” thì mục tiêu quan trọng nhất ở thời điểm này là duy trì và tồn tại. Thậm chí, startup cũng có thể coi đây là cơ hội để lách mình và vượt mặt các đối thủ trên thị trường.
Mùa đông khởi nghiệp: Startup nên “ngủ đông” hay “làm nóng”? content media
0
0
32
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
27 thg 6, 2022
In Xu hướng thị trường
Mùa đông của các quỹ Đầu tư mạo hiểm (Venture Capital - VC) dự kiến sẽ kéo dài, các Startup đã có sự chuẩn bị? Các quỹ Đầu tư mạo hiểm đã bước vào và vẫn đang tiếp tục trải qua giai đoạn mùa đông dài. Khi các nguồn vốn chậm lại, các Startup đang chuẩn bị và thích ứng bằng cách thực hiện các thay đổi trong quy trình tuyển dụng và lương thưởng. Các VC nổi tiếng đang yêu cầu các Startup trong danh mục đầu tư của họ bắt đầu cắt giảm chi phí và tìm cách nâng cao vị thế tiền mặt của họ. Nó hoàn toàn trái ngược với năm ngoái, khi các đợt IPO huy động lượng tiền mặt kỷ lục, định giá cao ngất ngưởng và ví của các công ty mạo hiểm rộng mở. Y Combinator cho biết các công ty phải "hiểu rằng hiệu suất thị trường đại chúng kém của các công ty công nghệ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động đầu tư của VC." - Theo CNBC.
Mùa đông của các quỹ Đầu tư mạo hiểm dự kiến sẽ kéo dài, các Startup đã có sự chuẩn bị?  content media
0
0
7
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
19 thg 4, 2022
In Đầu tư mạo hiểm
Bạn là nhà đầu tư cá nhân và muốn một thứ-gì-đó thú vị trong danh mục đầu tư của mình? Bạn muốn giới thiệu mình là nhà đầu tư của một rising-star Startup? Bạn muốn dùng những kinh nghiệm của mình để giúp những Founder trẻ phát triển mô hình kinh doanh đổi mới của họ? Trở thành một nhà đầu tư cá nhân vào các công ty khởi nghiệp, tại sao không? Các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu cần tiền (hoặc rất nhiều tiền) để đạt được những mốc thành công nhất định. Nhưng tìm nguồn vốn ở đâu? Ngân hàng thì có xu hướng né tránh các công ty khởi nghiệp non trẻ. Và chỉ có khoảng 0,05% startup mới gọi được vốn từ các quỹ đầu tư mạo hiểm (*) - một nguồn vốn vô cùng giá trị nhưng cũng không kém phần đắt đỏ. (*) Theo Fundable. Nhà đầu tư thiên thần chính là những người mà startup giai đoạn đầu thường tìm kiếm. Điển hình, họ là những cá nhân giàu có, quan tâm đến kinh doanh và ham thích rủi ro “lành mạnh”. Những nhà đầu tư này đã dành hơn 63.000 cho những công ty khởi nghiệp mỗi năm, với tổng số tiền hơn 23 tỷ đô la, theo Trung tâm Nghiên cứu Mạo hiểm tại Đại học New Hampshire. Các nhà đầu tư thiên thần nói chung là những cá nhân có giá trị ròng cao cung cấp vốn cho các công ty khởi nghiệp để đổi lấy nợ chuyển đổi (trái phiếu) hoặc vốn cổ phần (cổ phiếu) trong công ty. Thuật ngữ này thật ra được vay mượn từ một chương trình kinh doanh: “Angels” ban đầu là một biệt danh trìu mến dành cho những người ủng hộ các buổi biểu diễn ở Broadway, những người có tiền là khoảng tiền lớn như “từ trên trời rơi xuống” cho các nghệ sĩ đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, bạn hoàn toàn có thể trở thành Nhà đầu tư thiên thần “chuyên nghiệp”, hay còn được gọi là “accredited investors”. Tại Mỹ, định nghĩa về nhà đầu tư được công nhận do Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đưa ra trong Qui tắc 501 của Qui định D, với một số tiêu chí như sau: Giá trị tài sản ròng ít nhất 1.000.000 đô la (không bao gồm nơi đang ở); Thu nhập ít nhất 200.000 đô la trong 2 năm qua (với dự tính vẫn tiếp tục kiếm được số tiền này trong năm tới); Hoặc Thu nhập chung 300.000 đô la với vợ / chồng của họ (với dự tính vẫn tiếp tục kiếm được số tiền này trong năm tới). Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác để có thể được công nhận là một “accredited investors”, ví dụ như nếu một người có thể chứng minh có đủ trình độ học vấn hoặc kinh nghiệm làm việc thể hiện kiến thức chuyên môn,... Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa yêu cầu tiêu chuẩn cho nhà đầu tư cá nhân, nên bạn hoàn toàn có thể bắt đầu tìm hiểu về việc trở thành nhà đầu tiên thiên thần với các bước sau đây: Chuẩn bị nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư vào startup và hiểu rõ câu chuyên đây là một khoảng đầu tư rủi ro cao Tập trung vào ngành bản thân có chuyên môn, thấu hiểu thị trường muốn đầu tư và xây dựng mối quan hệ, tìm kiếm founder & startup tiềm năng Tìm hiểu quy trình thẩm định một startup, cũng như các khung pháp lý và điều khoản đầu tư với startup Xây dựng chiến lược đầu tư cá nhân Tham gia các mạng lưới nhà đầu tư thiên thần để mở rộng kết nối, nhận được thêm nhiều thông tin về thị trường, học hỏi các hoạt động chuyên môn trong đầu tư khởi nghiệp. Trên đây là một số thông tin ban đầu mà bạn có thể tìm hiểu để trở thành một nhà đầu tư thiên thần và bắt đầu dấn thân vào ngành đầu tư mạo hiểm. Với bất kì khoản đầu tư nào cũng vậy, dành thời gian để học hỏi và thử thách bản thân là điều không thể thiếu. Tiếp tục theo dõi chuỗi bài về Angel Investor của VVCC để có thêm nhiều góc nhìn với vị trí đặc biệt này nhé!
Trở thành nhà đầu tư thiên thần, tại sao không? content media
1
0
4
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
30 thg 3, 2022
In Đầu tư mạo hiểm
Bảng Do&Don't hôm nay được phỏng vấn từ các nhà đầu tư thiên thần Châu Âu về các lời khuyên hàng đầu của họ. Số lượng các nhà đầu tư thiên thần đang được dự đoán tăng lên hàng năm. Bạn có muốn tham gia vào không? Để trở thành một nhà đầu tư thiên thần, bạn không cần phải là một người siêu phàm, có thật nhiều tiền mặt hoặc hàng chục năm kinh nghiệm. Tuy nhiên, hãy chuẩn bị và mài bén "vũ khí" của mình trên con đường trở thành một nhà đầu tư thông minh. Trong bài tiếp theo, chúng tôi sẽ chia sẻ về những "Trang bị" cần thiết cho một nhà đầu tư thiên thần!
Do & Don't - Nên và không nên để trở thành nhà đầu tư thiên thần thông minh content media
4
0
28
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
29 thg 3, 2022
In Giới thiệu Startup
Chỉ mới ra mắt vào tháng 10/2021 nhưng đã thu hút được đông đảo người dùng, Anfin là ứng dụng đầu tư chứng khoán cho phép người dùng mua, bán cổ phiếu tiện lợi và nhanh chóng. Điểm đặc biệt của ứng dụng này là cho phép giao dịch với mức vốn khởi điểm rất thấp trên nền tảng ứng dụng có giao diện thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng, tính bảo mật cao, giúp ngay cả những người chưa biết về đầu tư chứng khoán cũng có thể chủ động và tự tin giao dịch. Với Anfin, người dùng có thể giao dịch mua, bán các cổ phiếu được niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán lớn và uy tín nhất Việt Nam. Đặc biệt, với tính năng cho phép giao dịch cổ phiếu phân đoạn, mua cổ phiếu chính xác theo số tiền hoặc số lượng cổ phiếu, người dùng có thể bắt đầu đầu tư với Anfin chỉ từ 10.000 đồng. Bên cạnh đó, đội ngũ Anfin còn chú trọng phát triển các tính năng cung cấp kiến thức đầu tư từ cơ bản đến nâng cao, và cập nhật tin tức tài chính với ngôn ngữ gần gũi, giúp người dùng có nền tảng kiến thức và thông tin vững chắc, để tự tin ra quyết định giao dịch. Trong năm 2022, Anfin sẽ tập trung vào việc phát triển và bổ sung thêm các sản phẩm tài chính trên nền tảng ứng dụng. Ngoài cổ phiếu phân đoạn, Anfin sẽ cung cấp thêm quỹ tương hỗ, ETF, sản phẩm tiết kiệm và các sản phẩm đầu tư có cấu trúc khác. Đồng thời Anfin sẽ đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, tiếp thị để nâng cao nhận thức của người dùng về tài chính và đầu tư. Ngoài ra, Anfin cũng sẽ tập trung vào việc thiết lập quan hệ đối tác với các công ty công nghệ triển vọng khác tại Việt Nam để tiếp cận thêm nhiều người dùng thông qua các chương trình ưu đãi.
Pitch Deck giúp ứng dụng Anfin thu hút hơn 1 triệu USD từ các đơn vị đầu tư danh tiếng
 content media
5
0
27
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
29 thg 3, 2022
In Xu hướng thị trường
Sự đeo bám dai dẳng của đại dịch COVID-19 đã dường như dẫn đến sự hồi sinh về đầu tư cho mảng Edtech mới phát triển ở Việt Nam. Từ đầu năm đến bây giờ, đã có 6 startups trong mảng nhận được vốn đầu tư lên đến ít nhất là $22 triệu USD. Trong khi đó nếu nhìn lại các năm trước thì chỉ có 3 thương vụ được hoàn thành trong 2020 và 6 thương vụ ở năm 2019. Thông tin từ Do Ventures, một VC firm trong nước, đã đưa ra rằng tổng số vốn đầu tư vào Edtech ở Vietnam trong năm 2020 là $8 triệu USD và trong năm 2019 là $32 triệu USD. Dường như có sự đi xuống trong 2 năm qua, kể từ năm 2018 khi Topica Edtech Group đã raised được $50 triệu USD từ quỹ tư nhân Northstar, nâng tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực Edtech năm đó là $53 triệu USD. Một số các công ty ở nước ngoài cũng đang muốn nhắm đến và đang hoạt động mảng Edtech ở Vietnam, ví dụ như là Astrid (Thụy Điển), Geniebook (Singapore), Snapask (Hong Kong) và Ruangguru (Indonesia). Điều này cũng làm thúc đẩy lượng đầu tư vào thị trường đầy triển vọng này. MẢNG EDTECH VẪN CÒN NON TRẺ Nếu nhìn rộng ra khu vực châu Á thì sẽ thấy được mức độ phát triển Edtech ở Việt Nam vẫn còn xa vời so với Trung Quốc và Ấn độ khi mà hai nước đó đã có rất nhiều Edtech unicorns. Trung Quốc đã có 8 Edtech unicorns còn ở Ấn Độ thì có 2 cái tên nổi bật là Byju’s và Unacademy. Thương vụ Edtech lớn nhất ở Việt Nam nếu mà kể đến thì chỉ có Topica là lớn nhất nhưng đang gặp vấn đề scaling sau khi được rót vốn thành công. Các Edtech players ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi scaling bởi một số các lý do: Các giải pháp chỉ tập trung vào hỗ trợ việc học hành cho người Việt Nam là chủ yếu và khó có thể nhân rộng ra các nước khác. Phần lớn các công cụ chỉ dành cho học sinh ở các thành thị lớn. Phần lớn người dùng chưa muốn chi trả cho các ứng dụng học tập online nên thị trường ở Vietnam rất nhỏ so với các thị trường khác. Để Edtech Việt Nam có thể vươn xa hơn thì cần có 3 yếu tố: mở rộng hoạt động ra bên ngoài Việt Nam, cá nhân hóa được trải nghiệm học tập và tìm được nguồn hỗ trợ vốn không chỉ trong châu Á mà ở US và các khu vực khác. Sự thật là đến bây giờ chưa có một công ty Edtech ở Việt Nam được định giá trong tầm $100 triệu nhưng trong tương lai thị trường sẽ trở nên hấp dẫn khi mà học tập là một phần không thể thiếu trong văn hóa. Thị trường sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn và sẽ phát triển nhất khi học sinh và giáo viên sẵn sàng đón nhận các công nghệ học tập mới. GIỮ CHÂN VÀ PHÁT TRIỂN Các ứng dụng hay nền tảng Edtech cũng cần phải chú ý đến việc giữ chân users trong khi tập trung tìm kiếm các cách thu hút user. Các công ty Edtech trong nước hay sà vào việc marketing và sales thay vì hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng. Xu hướng trong tương lai là các bài học phải có tính tương tác cao nhưng hiện giờ chưa có startup Vietnam nào có đủ trình độ và đầu tư về công nghệ và giải pháp. Một số nhận định cho rằng mặc dù Vietnam có rất nhiều kỹ sư giỏi nhưng đang thiếu đi các Product Manager có thể hòa quyện giữa công nghệ và trải nghiệm người dùng. Giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ khoảng 44.3%, theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021. Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023. Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”. Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu.
Đầu tư Edtech ở Việt Nam nổi lên nhưng thử thách chính là làm thế nào để giữ chân người dùng content media
3
0
14
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
22 thg 3, 2022
In Xu hướng thị trường
Quy mô thị trường e-commerce Việt Nam đạt 39 tỉ USD vào năm 2025 Theo đó, quy mô thị trường e-commerce tại Việt Nam ghi nhận tăng trưởng ổn định 5 năm qua. Từ 5 tỉ USD năm 2016 đã tăng gấp đôi vào năm 2019 và tiếp tục tăng thêm 18% trong năm 2020. Báo cáo trích dẫn ý kiến nhóm nghiên cứu Statista đánh giá ngành e-commerce Việt Nam, năm 2025 quy mô thị trường sẽ tăng gấp ba lần của năm 2021, đạt đến 39 tỉ USD. Hai báo cáo gần đây của Lazada Việt Nam cho thấy số lượng nhà bán hàng trong quý 2.2021 đã tăng gấp hai lần so với cùng kỳ năm trước và tiếp tục tăng 1,5 lần trong quý 3. Nền tảng này thống kê số lượng nhà bán hàng mới tham gia Lazada Việt Nam tăng khoảng 30% mỗi tháng kể từ tháng 10.2021. Báo cáo nhắc tới 5 xu hướng đáng chú ý trong ngành e-commerce năm 2022. Đó là sự lên ngôi của social commerce – các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), shopper entertainment (mua sắm kết hợp giải trí). Xu hướng tiếp theo là nội dung từ người dùng sẽ có sức nặng hơn, ví dụ các bài đánh giá hay chia sẻ trải nghiệm sau mua hàng. Mua sắm đa kênh, đa dạng hóa phương thức thanh toán, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng là ba xu hướng được cho là quan trọng trong sự phát triển của thương mại điện tử năm nay, theo báo cáo. 5 xu hướng bán hàng của tương lai số Báo cáo cũng đưa ra những dự đoán về xu hướng của ngành TMĐT trong thời gian tới, để từ đó, các nền tảng TMĐT có thể nỗ lực phục vụ khách hàng tốt hơn và nhà bán hàng có thể tận dụng để tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế trong "bình thường mới". Thứ nhất, Social commerce được dự đoán sẽ lên ngôi trong năm 2022. Theo đó, các phương thức bán hàng sử dụng nội dung tương tác cao, giao tiếp kết nối trực tiếp với người tiêu dùng như livestream (phát trực tiếp), trải nghiệm gian hàng ảo, hoạt động shoppertainment (giải trí kết hợp mua sắm) sẽ giúp thúc đẩy doanh số bán hàng. Doanh thu từ bán hàng qua livestream được dự kiến sẽ tiếp tục tăng. Xu hướng thứ hai phải kể đến là sự thúc đẩy nội dung do người dùng sáng tạo (user generated content). Với sự gia tăng của nhiều nền tảng mạng xã hội tương tác cao và xu hướng để lại bài đánh giá (review), việc thu hút người dùng tạo nội dung liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm sẽ giúp tối ưu hóa kết nối và hỗ trợ quá trình quyết định mua hàng. Thứ ba, đa kênh là hình thức bán lẻ mới. Tận dụng cả kênh trực tuyến và truyền thống bằng cách tham gia các nền tảng thương mại điện tử, sử dụng các công cụ tiếp thị trực tuyến có sẵn, gói hỗ trợ giao hàng và hỗ trợ người bán từ sàn thương mại điện tử là những cách giúp nhà bán tiết kiệm chi phí khi mở rộng hoạt động kinh doanh trực tuyến. Thứ tư, cá nhân hóa hành trình mua sắm của khách hàng. Điều chỉnh cá nhân hóa nội dung và điểm chạm trong hành trình mua sắm sẽ là chìa khóa để thu hút sự chú ý và giữ chân người tiêu dùng. Các nền tảng thương mại điện tử như Lazada đã đầu tư vào AI và công nghệ để tổng hợp và xử lý thông tin, từ đó thấu hiểu khách hàng hơn và thiết kế những trải nghiệm riêng dành cho họ. Thứ năm, đa dạng hóa phương thức thanh toán mang lại sự tiện lợi và đảm bảo an toàn. Để tăng cường tiện lợi cho người tiêu dùng, thanh toán bằng ví điện tử đang trở nên phổ biến hơn và có khả năng chiếm ưu thế hơn phương thức thanh toán khi nhận hàng (CoD) trong thời gian tới.
Toàn cảnh thị trường thương mại điện tử (e-commerce) tại Việt Nam content media
2
0
72
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
17 thg 3, 2022
In Đầu tư mạo hiểm
Bạn là cá nhân đang quan tâm đến việc đầu tư vào các công ty khởi nghiệp? Vậy bạn đã sẵn sàng để trở thành một Nhà đầu tư Thiên thần - Angel Investor chưa? Cùng tham khảo infographic dưới đây để tìm hiểu thêm nhé:
Bạn đã sẵn sàng trở thành Nhà đầu tư Thiên thần? content media
3
0
12
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
15 thg 3, 2022
In Xu hướng thị trường
Fintech Việt Nam đang dần bắt kịp tốc độ phát triển của thế giới Google cho biết, năm 2021 cũng là năm nhảy vọt của thị trường Fintech Việt Nam khi nền kinh tế Internet đạt giá trị 21 tỷ đô, xếp hạng 70 trên BXH toàn cầu và đứng ở vị trí 14/50 khu vực Châu Á. Những năm gần đây, lĩnh vực Fintech Việt đã thể hiện được tiềm năng to lớn khi cùng với Singapore và Indonesia đóng góp vào thị phần chung khu vực Đông Nam Á. Thị trường Fintech Việt đang ngày càng đa dạng với nhiều ngành nghề như ngân hàng số (digital bank), ví điện tử (E-wallet), mua trước trả sau (BNPL),… nhờ vào mức tăng trưởng khủng của số lượng các start-up Fintech mới, đạt mốc 215% trong giai đoạn từ 2015-2020. Là một quốc gia còn non trẻ trong thị trường Fintech, Việt Nam tuy sở hữu nhiều thách thức nhưng cũng đồng thời là thị trường còn nhiều tiềm năng để lĩnh vực Fintech xâm nhập và khai thác. Đồng thời, với những thành tích nổi trội và nỗ lực đem lại những sản phẩm công nghệ tài chính bắt kịp xu hướng toàn cầu, Việt Nam đang được đánh giá là một trong những quốc gia Fintech phát triển nhanh nhất và nằm trong top đầu khu vực Đông Nam Á, sánh vai cùng Singapore và Indonesia trên bản đồ quốc tế.
Những Start-ups nổi bật trong thị trường Fintech của Việt Nam content media
2
0
17
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
01 thg 3, 2022
2
0
10
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
01 thg 3, 2022
In Đầu tư mạo hiểm
Trong quá trình hoạt động của phần các startup hiện nay hầu như đầu thực hiện kêu gọi vốn từ các nguồn đầu tư khác nhau, cũng như góp phần mở rộng quy mô, nguồn lực để phát triển kinh doanh cho công ty. Đối với quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ có thể đầu tư một khoản tiền rất lớn nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp. Vậy startup có nên gọi vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm không?
2
0
11
Ngoc Dao
Rising Star
Rising Star
01 thg 3, 2022
In Khởi nghiệp
Năm 2021, Việt Nam chứng kiến một số ví dụ doanh nghiệp startup hoạt động chính tại Việt Nam nhưng có đăng ký kinh doanh tại Singapore huy động vốn đầu tư mạo hiểm. Fika, một ứng dụng hẹn hò nhắm vào người dùng nữ huy động được 1,5 triệu USD. Hay nổi tiếng hơn là Sky Mavis, nhà phát triển game Axie Infinity với định giá lên khoảng 3 tỷ USD, dù cho phần lớn đội ngũ là người Việt hoạt động tại TP HCM, trụ sở của Sky Mavis lại ở Singapore. Hồi giữa năm trước, Tiki Global được thành lập tại Singapore sau đó nhận chuyển giao phần lớn cổ phần CTCP Tiki, đơn vị vận hành sàn thương mại điện tử Tiki của Việt Nam. Sau đó, Tiki công bố việc đã huy động được 258 triệu USD trong vòng gọi vốn Series E để nâng mức định giá lên gần 1 tỷ USD, tiệm cận ngưỡng "kỳ lân". Trong nhiều trường hợp, các công ty hoạt động tại Việt Nam có cấu trúc trong đó công ty holding được thành lập tại nước ngoài – thường là Singapore – và là pháp nhân nhận phần lớn vốn đầu tư nước ngoài. Nhiều bên cho rằng lý do lớn nhất khiến Việt Nam không phải là trung tâm đầu tư của khu vực là do các quy định nghiêm ngặt về đầu tư ra nước ngoài. Công ty luật Indochine Counsel cho biết có một số lý do mà các công ty chọn Singapore là nơi lập holding: "Mặc dù không phải là thiên đường thuế, nhưng mức thuế doanh nghiệp giới hạn và việc thành lập công ty rất đơn giản. Thậm chí, có thể thành lập một công ty tại Singapore trong vài ngày và công ty này có rất ít hạn chế về hoạt động quốc tế. Singapore có khả năng tiếp cận đa dạng với phần lớn khu vực châu Á, đồng thời có hạ tầng và chính phủ thân thiện với doanh nghiệp quốc tế". Cũng theo Indochine Counsel, lý do lớn nhất khiến Việt Nam không phải là trung tâm đầu tư của khu vực là các quy định nghiêm ngặt về đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đã có một chặng đường dài làm cho dòng vốn FDI trở nên dễ tiếp cận với thị trường trong nước, nhưng ở chiều ngược lại đầu ra về vốn vẫn khó khăn. Đây là một trong những lý do chính khiến nhiều công ty thương mại điện tử của Việt Nam thành lập holding tại Singapore. Các công ty khởi nghiệp được thành lập với mục đích cuối cùng sẽ mở rộng quy mô, có nghĩa là đến một lúc nào đó họ sẽ phải tạo ra cấu trúc công ty mẹ và công ty con ở các quốc gia khác nhau. Nếu công ty mẹ đăng ký tại Việt Nam thì mỗi lần muốn lập một công ty con ở một quốc gia khác trong nỗ lực mở rộng quy mô, họ sẽ phải trải qua một quá trình kéo dài hàng tháng để xin chấp thuận của nhà chức trách. (Theo Nhịp sống kinh tế) Vậy theo bạn, còn lý do nào khác mà Singapore thu hút các Startup thành lập holding tại đây?
2
0
20
Ngoc Dao

Ngoc Dao

Quản trị viên
Điều phối viên diễn đàn

Venture Capital

Rising Star
+4
Thao tác khác
bottom of page