top of page
Bài đăng diễn đàn
Chau Tong
Sôi nổi
18 thg 4, 2022
In Đầu tư mạo hiểm
Để định hình tương lai của ngành Đầu tư mạo hiểm - Venture Capital (VC), điều quan trọng nhất là phải giữ gìn và hiểu rõ quá khứ của ngành. Lịch sử của VC lâu đời như hầu hết các ngành khác; tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, ngành VC đã có những tác động to lớn đến sự đổi mới của nền kinh tế và xã hội. Bằng cách nhìn nhận lịch sử ngành VC, chúng ta có thể học hỏi từ di sản của những người đi trước để rút ra bài học và định hình tương lai của ngành. Từ “Venture Capital” lần đầu tiên được đề cập là bởi Ủy ban Chứng khoán Công nghiệp (ISC) vào năm 1920. Trước thời kỳ này, đầu tư vào thị trường tư nhân chủ yếu là nghiệp dư và được thực hiện bởi các gia tộc giàu có như Phipps, Rockefellers và Whitneys. Đến năm 1946, VC đầu tiên được thành lập mang tên là “American Research and Development Corporation” (ARDC) bởi chủ tịch MIT- Karl Compton, chủ tịch Massachusetts Investors Trust - Merrill Griswold, chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Boston - Ralph Flanders và giáo sư Trường Kinh doanh Harvard General - Georges F. Doriot. ARDC là một công ty huy động vốn từ các nguồn đa dạng ngoài gia đình (tức là từ các trường đại học, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ và ủy thác đầu tư) để đầu tư vào các công ty công nghệ được phát triển trong Thế chiến thứ hai. Thành công lớn của ARDC đến từ khoản đầu tư vào Công ty Thiết bị Kỹ thuật số (DEC) vào năm 1957 với giá 70.000 đô la và 77% cổ phần trong công ty. Giá trị của công ty đã tăng lên 355 triệu đô la trong 14 năm sau. Nhờ vậy, họ đã tạo ra dấu ấn lớn trong việc tạo niềm tin cho mọi người rằng công ty có thể tạo ra lợi nhuận tiềm năng cao thông qua sự hỗ trợ của VC. Trước ARDC, các gia tộc giàu có như Vanderbilts, Rockefellers và Whitneys là nguồn vốn chính cho các doanh nghiệp tư nhân. ARDC đã chứng minh rằng, các VC đầu tư có tổ chức, họ có khả năng quản lý và tạo ra giá trị (không chỉ là tiền) cho các Limited Partners và doanh nghiệp mà mình đầu tư. Tác động của ARDC và Doriot vẫn còn trong kết cấu của ngành đến ngày nay, thông qua các nhân viên hoặc sinh viên cũ - Họ đã thành lập các VC bao gồm Arthur Rock, Greylock, CRV, Mayfield và Venrock. Hãy cùng đón xem bài viết tiếp theo về họ nhé! #venturecapitalunderstanding #vchistory Nguồn: Venture Forward Người dịch: Tống Kim Châu
2
0
10
Chau Tong
Sôi nổi
18 thg 4, 2022
In Kiến thức Khởi nghiệp & Đầu tư
Từ năm 2019, Nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm hơn đến Digital Human Startup. Mô hình khởi nghiệp của các Startup này là doanh nghiệp tập trung vào hình ảnh của Digital Human và tạo mô hình đó bằng thủ công hoặc AI. Sau đó, họ sẽ dùng thuật toán về mô hình chuyển động để tạo ra được những người ảo giống với người thật nhất. Công nghệ này đã dần được áp dụng phổ biến và trở nên Viral trên các nền tảng Mạng xã hội khi nhiều chương trình bắt đầu tái hiện lại hình ảnh của những “tượng đài” đã khuất trong ngành âm nhạc như Đặng Lệ Quân, Im Youn Taek,... và đặc biệt là buổi gặp gỡ của người mẹ với đứa con gái đã mất. Hiện nay, đa số Startup trong lĩnh vực này thường vận hành doanh nghiệp bằng số tiền của Nhà đầu tư bởi thị trường của Metaverse vẫn chưa được phổ biến. Thế nhưng, Digital Influencers cũng đang dần nhận được sự chú ý các nhãn hàng lớn như KFC, Louis Vuitton, Bose Corp,etc. Bên cạnh đó, dự đoán trong tương lai, doanh thu từ Digital Human sẽ còn đa dạng nhiều hơn nữa, đến từ việc phát triển công nghệ để dần dần thay thế vị trí của con người như huấn luyện viên thể dục, nhân viên tổng đài,... Không ai có thể phủ nhận tiềm năng phát triển của Metaverse. Các “ông lớn” đã bắt đầu dấn thân vào ngành này, đặc biệt nhất là việc Facebook đã đổi luôn tên công ty của mình thành Meta - hứa hẹn những sự phát triển vượt bậc của ngành. #startup
3
0
4
Chau Tong
Sôi nổi
18 thg 4, 2022
In Kiến thức Khởi nghiệp & Đầu tư
Singapore nổi tiếng là nơi có một trong những hệ sinh thái khởi nghiệp hấp dẫn nhất Đông Nam Á. Trong số mười lăm công ty khởi nghiệp của Singapore đã đạt được vị thế kỳ lân trong nhiều năm, hai trong số đó là các công ty Phần mềm dạng một Dịch vụ (SaaS). A. Saas hoạt động thế nào? SaaS là tên gọi viết tắt từ Software as a Service, có nghĩa là phần mềm dạng dịch vụ. SaaS hoạt động với một mô hình kinh doanh riêng biệt. Các công ty SaaS dành một khoản chi phí Marketing trả trước (còn được gọi là chi phí mua lại khách hàng) để tạo ra khách hàng tiềm năng. Khách hàng sẽ trả phí đăng ký (thường là hàng tháng) để sử dụng phần mềm. Khi muốn tiếp tục dùng dịch vụ, khách hàng sẽ gia hạn hợp đồng hoặc mua các tính năng phần mềm bổ sung. Nếu nền tảng không đạt yêu cầu, khách hàng sẽ bỏ đi. B. Khung cơ bản để đánh giá các công ty SaaS 1. Dịch vụ công ty cung cấp có mang lại giá trị cho khách hàng không? Trước tiên, các nhà đầu tư đánh giá xem SaaS cung cấp dịch vụ có được đón nhận trên thị trường hay không. Bốn chỉ số chính mà các nhà đầu tư chú ý là: Doanh thu định kỳ hàng tháng và hàng năm Churn: Churn đo lường số lượng khách hàng đã không tiếp tục sử dụng dịch vụ. Gia hạn: Việc gia hạn cho phép các nhà đầu tư đo lường số lượng khách hàng quay lại sử dụng dịch vụ hoặc doanh số bán hàng khi hết hạn hợp đồng. Nó cũng cho biết liệu công ty SaaS có đáp ứng nhu cầu của người dùng so với các đối thủ cạnh tranh hay không. Các chỉ số phi tài chính, chẳng hạn như chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng và điểm số tương tác của người dùng. 2. Mô hình kinh doanh có bền vững không? Khi đánh giá các công ty SaaS, nguyên tắc kế toán GAAP truyền thống không hữu ích do bản chất doanh thu của ngành này. Với hầu hết các công ty SaaS, Customer Acquisition Cost (Chi phí sở hữu khách hàng) là các khoản chi phí liên quan đến việc thuyết phục người tiêu dùng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm chi phí nghiên cứu, tiếp thị và quảng cáo,.. Tất cả chi phí này sẽ được trả trước, nhưng doanh thu được ghi nhận đồng đều theo thời gian. Các nhà đầu tư đánh giá tính bền vững của các công ty SaaS bằng cách sử dụng: Biên lợi nhuận gộp: Tỷ suất lợi nhuận gộp là biểu hiện của chi phí để phục vụ khách hàng. Tỷ suất lợi nhuận càng thấp thì khả năng mở rộng của công ty SaaS càng ít. EBITDA trước chi phí bán hàng & tiếp thị: lợi nhuận hoạt động, bao gồm R & D, chi phí, khấu hao và chi phí bán hàng được cộng lại để đo lường khả năng sinh lời cơ bản nếu đầu tư vào tăng trưởng bị dừng lại. "Quy tắc 40": “Quy tắc 40” phù hợp với một doanh nghiệp thua lỗ nếu tăng trưởng đủ nhanh và một doanh nghiệp chậm lại nếu lợi nhuận đủ lớn. Nguyên tắc chung là Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu + tỷ suất lợi nhuận EBITDA phải lớn hơn 40%. 3. Công ty có thể mở rộng quy mô lợi nhuận không? Đầu tiên, các nhà đầu tư sẽ hiểu mô hình triển khai, hiệu quả bán hàng và lợi nhuận để có được cái nhìn sâu sắc về khả năng mở rộng, tồn tại và hiệu quả của doanh nghiệp. Thứ hai, các nhà đầu tư sẽ hiểu chiến lược Go to market (GTM). Một chiến lược GTM hiệu quả có ý nghĩa rất lớn dựa trên lợi nhuận của việc cung cấp một dịch vụ phần mềm được tiêu chuẩn hóa. Customer Acquisition Cost (Chi phí sở hữu khách hàng) nên được so sánh với giá trị lâu dài của khách hàng - Customer Lifetime Value (LTV) để đánh giá mức độ hiệu quả của marketing. LTV đo lường lợi nhuận mà khách hàng sẽ tạo ra trong khoảng thời gian sử dụng phần mềm. 4. Giá trị công ty là bao nhiêu? Việc định giá của một công ty SaaS là quyết định quan trọng nhất đối với các nhà đầu tư. Sử dụng khuôn khổ đề cập ở trên, các nhà đầu tư có thể chỉ tập trung vào các chỉ số định lượng hoặc cả định lượng và định tính để xác định giá trị của một công ty SaaS. Kết hợp tất cả các yếu tố này lại với nhau sẽ giúp xác định bội số định giá hợp lý của công ty SaaS. #startup
2
0
12
Chau Tong
Thao tác khác
bottom of page