top of page

Valuation Cap - Vì sao quan trọng với startup và investor?

Valuation cap, tạm dịch là Giới hạn định giá, là một điều khoản trong hợp đồng giữa startup và investor khi gọi vốn bằng các hình thức như Nợ chuyển đổi (Convertible Notes) hay hợp đồng đầu tư đơn giản cho tương lai (SAFEs), quy định rằng giá trị của startup không được vượt quá một mức nào đó khi chuyển đổi khoản đầu tư thành cổ phần. Nói cách khác, valuation cap không phải là giá trị thực của startup, mà chỉ là một con số để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư sớm nhất.

Tại sao valuation cap quan trọng?


Có thể tưởng tượng valuation cap như một chiếc nón bảo hiểm cho các investor. Mục đích của việc đội nón bảo hiểm là bảo vệ an toàn cho bản thân. Nếu không có nón bảo hiểm, bạn sẽ gặp phải thương tích nghiêm trọng và có thể sẽ ảnh hưởng đến tính mạng khi gặp tai nạn. Tương tự, nếu không có valuation cap thì quyền lợi của những investor đầu tư vào startup trong các round sớm hơn sẽ không được bảo vệ. Nghĩa là khi startup phát triển và gọi vốn ở vòng sau, investor cũ sẽ phải mua cổ phần với giá cao hơn, và sẽ không được hưởng lợi từ việc đầu tư vào những round sớm.

Ngược lại, nếu có valuation cap, investor sẽ được bảo vệ bằng cách được mua cổ phần với giá thấp hơn vào các round sau.


Ví dụ:

Giả sử startup bán cho investor A một convertible note trị giá 100 triệu đồng với valuation cap là 1 tỷ đồng. Nghĩa là trong trường hợp startup được định giá lên trên mức 1 tỷ đồng trong các round sau, convertible note sẽ chuyển đổi thành cổ phần với mức giá đã được giới hạn là 1 tỷ đồng.

Cụ thể, sau một thời gian, startup này phát triển rất nhanh và có nhà đầu tư B muốn mua cổ phần với giá trị là 2 tỷ đồng. Ở đây sẽ có 2 trường hợp xảy ra cho investor A:

  • Nếu không có valuation cap, nhà đầu tư A cũng sẽ phải chuyển đổi khoản đầu tư của họ thành cổ phần với giá 2 tỷ đồng (bằng với B), tức là họ chỉ còn được nhận 5% cổ phần của công ty.

  • Nếu có valuation cap, nhà đầu tư A có thể chuyển đổi khoản đầu tư của họ thành cổ phần với giá 1 tỷ đồng, tức là họ được 10% cổ phần của công ty.

Như vậy, valuation cap đã giúp nhà đầu tư A được hưởng lợi từ việc tin tưởng và ủng hộ công ty của bạn từ sớm.

Đọc thêm về cách tính cap tại đây: https://app.clerky.com/document_set_templates/563


Sẽ ra sao nếu đặt valuation cap quá thấp hoặc quá cao?

Valuation cap quá thấp hoặc quá cao đều có những ảnh hưởng không mong muốn cho startup và nhà đầu tư.

  • Nếu valuation cap quá thấp, startup sẽ phải chia sẻ nhiều cổ phần cho nhà đầu tư khi chuyển đổi khoản đầu tư, điều này làm giảm giá trị của công ty và khó thu hút được nhà đầu tư mới.

  • Nếu valuation cap quá cao, nhà đầu tư sẽ không được hưởng lợi từ việc đầu tư sớm vào startup, vì họ sẽ phải chuyển đổi khoản đầu tư với giá cao hơn so với nhà đầu tư mới.

Do đó, việc xác định valuation cap phù hợp là một bước quan trọng trong quá trình gọi vốn cho startup.


29 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page