top of page

Nên chia cổ phần cho các thành viên trong đội ngũ sáng lập như thế nào?



Việc chia cổ phần trong startups luôn là câu chuyện không có hồi kết. Nhất là từ những cuộc thảo luận đầu tiên, bài toán chia cổ phần giữa các founders sao cho hợp tình hợp lý, đảm bảo động lực cho cả đội ngũ có thể cống hiến lâu dài đến khi đạt được thành quả luôn cần nhiều sự nỗ lực để thoả hiệp.


Theo thống kê của Carta, có 24% số doanh nghiệp được khảo sát đội ngũ sáng lập chỉ có 1 founder, 37% doanh nghiệp có 2 founders, và 23% số doanh nghiệp có 3 founders. Trong số những doanh nghiệp có từ 2 founders trở lên, 32% trong số đó chia cổ phần giữa các founders đều với nhau, số còn lại đồng ý với sự chênh lệch khi có người này nắm giữ nhiều cổ phần hơn người kia.

Có thể thấy một lượng lớn startups có nhiều hơn một founder khi thành lập, và phần lớn lựa chọn cách chia cổ phần không đều nhau.


Những ngày đầu khi định giá doanh nghiệp chưa cao, đây có thể là một câu chuyện khó nói nhưng dễ cho qua; nhưng theo thời gian nếu startup ngày càng phát triển lớn mạnh và gia tăng giá trị, những mâu thuẫn nội bộ tiềm tàng sẽ có thể bùng nổ và ảnh hưởng không tốt đến công ty.


Đặc biệt nếu không phải là thoả thuận chia đều ngay từ đầu, câu hỏi về trọng số để tính toán khi chia cổ phần và xác định giá trị của các thành viên trong đội ngũ sáng lập cũng cần những cuộc nói chuyện thẳng thắn, vì đó cũng sẽ là cơ sở cho những cuộc thảo luận ở những giai đoạn sau.


Một trong những mô hình thường được tham khảo khi chia cổ phần giữa các founders chính là ý tưởng của Frank Demmler (Giáo sư giảng dạy khoa Entrepreneurship thuộc trường Đại học Carnegie Mellon) - mô hình Founders’ Equity Pie. Theo đó, lượng cổ phần được chia giữa các founders sẽ dự trên giá trị cá nhân của họ khi đối chiếu với 5 trọng số bao gồm: Ý tưởng, kiến thức kinh doanh, năng lực chuyên môn, khả năng cam kết và chịu đựng rủi ro, trách nhiệm. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp, những trọng số khác cũng có thể thêm vào như số vốn góp, những nguồn lực phi tài chính khác (thương hiệu cá nhân, các mối quan hệ, ...). Một vấn đề khác cũng cần được lưu ý ở đây là lượng hoá những trọng số này để xác định liệu có đề mục nào quan trọng hơn số còn lại hay không.


Đi theo hướng tính toán kĩ lưỡng như trên có thể tốn nhiều thời gian ban đầu cũng như đặt lên bàn họp những cuộc nói chuyện căng thẳng; tuy nhiên, mất lòng trước thì được lòng sau. Một khi đã thoả hiệp và thống nhất quan điểm giữa các thành viên sáng lập ngay từ đầu, những câu chuyện đến sau như phân chia cổ phần cho nhân viên, cho cố vấn, hay cho nhà đầu tư khi gọi vốn cũng sẽ dễ tính toán hơn và có nhiều thời gian hơn.


Dù vậy, những số liệu quy chuẩn lý tính cũng cần sự đồng thuận cảm tính, ở đây chính là sự tương thích khi làm việc giữa các founders. Để có thể kiểm chứng thì chỉ có cách làm việc cũng nhau và liên tục tìm tiếng nói chung trong quá trình phản biện khi xây dựng doanh nghiệp. Thế nhưng làm thế nào để hạn chế rủi ro khi chia cổ phần và đảm bảo động lực cho các cofounders trong quá trình đó? Mời anh chị em có thể tham khảo quan điểm trong video ngắn dưới đây của bác Michael Seibel - Managing Director Y Combinator.



18 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page