Một số kinh nghiệm dành cho Founder khi tìm hiểu và làm việc với nhà đầu tư
Trong hoạt động gọi vốn đầu tư mạo hiểm, Founders nên chọn cách tiếp cận như thế nào trong quá trình trao đổi với các nhà đầu tư? Các nhà đầu tư có nên đưa ra nhiều góp ý về cách vận hành của các công ty khởi nghiệp mà họ đang đầu tư?
Khi đưa ra trả lời cho những câu hỏi này, điều quan trọng là mối quan hệ giữa nhà đầu tư và founders phải cùng có lợi. Các quỹ đầu tư đặt rất nhiều tiền khi tham gia vào một công ty khởi nghiệp, nhưng những người sáng lập cũng dành rất nhiều công sức và thời gian dài để phát triển chúng. Founders trong quá trình kêu gọi đầu tư hãy cân nhắc chọn lọc hơn trong việc nhận vốn từ các nhà đầu tư, nếu những khoản tiền đó lại đi cùng sự ràng buộc trong cách thức vận hành của công ty.

Sau đây là một số kinh nghiệm giúp người sáng lập cân nhắc khi phát triển cách quản lý và duy trì mối quan hệ với các nhà đầu tư:
Kinh nghiệm kinh doanh: Với nhà đầu thiên thần, họ có kinh nghiệm tham gia vận hành doanh nghiệp không? Họ có khởi nghiệp bao giờ chưa? Họ có thể hiểu được những gì bạn đang trải qua không? Đối với quỹ đầu tư, họ có kinh nghiệm đầu tư vào các startup thành công hay chưa
Lợi ích chung và tầm nhìn: Đảm bảo rằng lợi ích của bạn và lợi ích của các nhà đầu tư phù hợp với nhau. Nhà đầu tư có đang quan tâm đến thị trường và sản phẩm của bạn không?... Không phải tất cả các nhà đầu tư đều quan tâm đến việc chia sẻ sứ mệnh và mục tiêu cho công ty của bạn, và điều này có thể dẫn đến mâu thuẫn.
Đúng người đúng thời điểm: Nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ chuyên về giai đoạn tăng trưởng hoặc có thể là giai đoạn hạt giống. Ví dụ, các nhà đầu tư thiên thần có sở thích và kỳ vọng khác với các nhà đầu tư mạo hiểm giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối. Hiểu được sự khác biệt có thể giúp tìm kiếm được một nhà đầu tư phù hợp đối với giai đoạn đang gọi vốn.
Xác định các mối quan tâm của nhà đầu tư: Nếu nhà đầu tư sẵn sàng đưa ra các nhóm rủi ro chính khi tham gia vào vòng gọi vốn của bạn, thì từ phía bạn là nắm được những rủi ro đó và đưa ra giải pháp. Bạn có kế hoạch gì để thực hiện? Bạn sẽ đảm bảo sức khỏe tài chính của công ty như thế nào?
Thông suốt những lo ngại về rủi ro: Khi đã xác định được các rủi ro bên trong và bên ngoài của startup, điều quan trọng là bạn nên trao đổi rõ ràng những lo ngại đó với các nhà đầu tư. Tại sao những rủi ro này lại đe dọa đến doanh nghiệp của bạn? Sẽ cần những gì để giải quyết những rủi ro đó?
Tìm hiểu những vấn đề này có thể giúp Founders quản lý mối quan hệ của họ với các nhà đầu tư của họ và làm như vậy, có thể đặt cơ sở để giải quyết những rủi ro mà công ty của họ phải đối mặt.
Việc quản lý mối quan hệ nhà đầu tư là cùng nhau tìm ra điểm chung giữa hai bên. Một trong những vấn đề mà các nhà sáng lập cần xem xét là hãy trình bày chiến lược và kế hoạch kinh doanh một cách rõ ràng nhất trước những nỗi lo ngại của nhà đầu tư.