top of page

Làn sóng Wealthtech và cơ hội cho các doanh nghiệp Việt nắm bắt thời cơ



I.BỐI CẢNH


Nhiều bạn trẻ, đặc biệt là nhóm đối tượng Gen Z, đang có xu hướng sử dụng những nền tảng wealthtech (ứng dụng công nghệ trong việc quản lý tài sản) nhiều hơn trong bối cảnh những ngân hàng vẫn duy trì mức lãi suất tương đối thấp khi hỗ trợ những doanh nghiệp đang chật vật với COVID19. Ngoài sức trẻ ra, họ không có vốn liếng gì đáng kể để đầu tư vào những tài sản đắt đỏ như bất động sản. Tất cả những gì họ có, là việc dám chấp nhận rủi ro để tìm kiếm những cơ hội và khả năng sử dụng các nền tảng công nghệ thành thạo.


Trước nhu cầu đó, các doanh nghiệp wealthtech đang bước vào những năm tháng rực rỡ nhất.


"Với sự gia tăng thích ứng các nền tảng kĩ thuật số và việc lãi suất đang bị giảm đi, người dùng đang trở nên e ngại hơn khi gửi tiền vào các ngân hàng. Song song theo đó, sự gia nhập của những nhà đầu tư bán lẻ vào thị trường vốn cũng đã tăng lên trong suốt đại dịch." Dẫn lời của James Vuong, founder và CEO của Infita.


II. NHỮNG VÍ DỤ CỤ THỂ


Vào tháng 1 năm 2019, Finhay, nền tảng công nghệ tài chính kết nối giới trẻ với hệ thống các quỹ đầu tư tài chính, đã gọi thành công nguồn vốn lên đến hàng trăm ngàn đô từ Insignia Venture Partner và các nhà đầu tư khác, bao gồm nguồn vốn từ các quỹ Rhombust Venture và Zeroth.ai đến từ Hong Kong. Theo như ông Nghiêm Xuân Huy, founder và CEO của Finhay:" Chúng tôi mới chỉ chạm đến bề mặt tiềm năng của weathtech ở Việt Nam mà thôi."


Thậm chí, với Tikop, nền tảng trẻ nhất trong lĩnh vực weathtech ở Việt Nam, được thành lập vào năm 2020, cũng đang chứng kiến mức độ tăng trưởng đáng kể. Nền tảng này được phát triển từ Techlab, một nhánh của doanh nghiệp phát triển game hàng đầu Viet Nam là Funtap. Funtap được hỗ trợ và rót vốn từ quỹ đầu tư mạo hiểm với đặc thù đầu tư vào ngành công nghiệp giải trí tương tác tên là Makers Fund cùng với quỹ đầu tư mạo hiểm ở Nam Hàn là DT&Investment và quỹ Cololp Next, cánh tay nối dài của công ty làm game tại Nhật Cololp Inc.


"Các cá nhân nắm giữ tài sản ở Việt Nam hiện tại chủ yếu thuộc thế hệ 7X, với xu hướng đầu tư thường thấy là vào bất động sản, một nhu cầu luôn hiện hữu. Từ đấy, chúng ta có thể tin tưởng rằng, khi thế hệ 8X và 9X có nhiều tài sản hơn trong tay, ngành quản lí tài sản ở Việt Nam sẽ tiến vào đà tăng trưởng phi mã và tuần hoàn như những quốc gia khác." Dẫn lời ông Nguyễn Minh Hạnh, nhà quản lý danh mục đầu tư tại công ty TNHH SSI Asset Management thuộc công ty cổ phần SSI Securities, doanh nghiệp môi giới lớn thứ hai tại Việt Nam.


Và theo như ông Eddie Thai, thành viên điều hành tại 500 startups Việt Nam:" Thị trường wealthtech ở Việt Nam rồi sẽ bước vào một cuộc đua giữa các đối thủ cạnh tranh đã và đang tồn tại với 2 câu chuyện chính là mở rộng thị trường và chiễm lĩnh thị phần."


III. SỰ HỨNG THÚ CỦA CÁC NHÀ ĐẦU TƯ


Việc các bạn trẻ Gen Y và Gen Z đang góp phần vào sự phát triển của ngành công nghiệp wealthtech đã trở thành một hiện tượng toàn cầu khi dịch COVID19 buộc họ phải chắt chiu, tiết kiệm và đầu tư vào những nền tảng online.


Hơn thế nữa, những chuyên gia quản lý tài sản lớn với sức ảnh hưởng trên toàn thế giới đã cắt bỏ hoàn toàn chi phí giao dịch chứng khoán và phí đăng ký nền tảng của họ xuống còn 0. Mới chỉ gần đây, công ty Fidelity Investment ở Mỹ cũng thông báo sẽ cung cấp dịch vụ đầu tư không tính phí cho các bạn trẻ tuổi teen. Từ xu hướng ấy, mảng wealthtech đã trở thành một lựa chọn đầu tư đáng cân nhắc.


Đặc biệt, ở Đông Nam Á hiện tại, những statup fintech đang chiếm lĩnh hoàn toàn những hoạt động dealmaking trong 3 tháng đầu năm với tổng cộng 65 thương vụ trị giá 1.1 tỉ đô la Mỹ. Và trong số đó, lĩnh vực wealthtech với những doanh nghiệp gọi được số vốn tổng cộng lên đến 267 triệu đô la Mỹ, chiếm tỉ trọng lớn nhất với 15 thương vụ, xếp sau lần lượt là e-payment (thanh toán điện tử) với 13 thương vụ và và insurtech với 9 thương vụ. Số liệu được cung cấp bởi báo cáo SE Deal Review Quý 1 2021 bởi Deal Street Asia.


IV. NHỮNG RÀO CẢN PHÁP LÝ VÀ THÁCH THỨC KHÁC

Một sự thật đó là ngành wealthtech hiện vẫn đang mới nổi nên hiển nhiên sẽ còn nhiều thách thức chực chờ ở phía trước. Họ sẽ phải cạnh tranh với những mô hình truyền thống như ngân hàng cũng như cần chi một khoản đáng kể nhằm phát triển thị trường.


Founder của Fintech News Network Christain Konig chỉ ra rằng, làn sóng đầu tư sẽ phụ thuộc vào thị trường bất động sản, vốn vẫn luôn đem lại những khoản hời khi đầu tư trong lịch sử. Đầu tư vào những quỹ tương hỗ (mutual fund) hoặc EFT (electronic fund transfer - chuyển tiền điện tử) vẫn còn khá mới lạ ở Việt Nam. Hơn thế nữa, một câu chuyện khác có thể nhận thấy ở đây chính là những công cụ đầu tư không quá đa dạng. Nếu như sức hấp dẫn của bất động sản giảm bớt, có lẽ những hình thức đầu tư khác sẽ trở nên nổi bật và đột phá hơn.


Gần đây, còn có một tranh cãi rằng liệu những công ty fintech và những tổ chức tín dụng có thể gọi vốn từ những nhà đầu tư cá nhân không, khi một số ý kiến chỉ ra điều đó có thể đi trái với pháp luât. Bên cạnh đó, đa số những công ty wealthtech hiện tại thường đăng ký như một doanh nghiệp liên quan đến IT thay vì liên quan đến dịch vụ tài chính. Theo như ông Đặng Thanh Sơn, từng là thành viên thuộc Baker & McKenzie và hiện là thành viên điều hành hãng luật DNA Việt Nam:" Thật sự rất bất định trong trường hợp có một công ty quản lý tài sản online thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ nên có những quy định rõ ràng hơn nhằm giải quyết vấn đề trên để từ đó tạo điều kiện cho các startups thu hút vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả hơn."


Tuy nhiên những rào cản có thể bắt nguồn từ sự chưa rõ ràng của những quy định pháp luật. Việt Nam hiện thiếu những quy định có thể kích thích những hoạt động của thị trường vốn, từ đấy dẫn đến đà tăng trưởng còn ì ạch của ngành quản lý tài sản.


Bên cạnh đó, khó khăn chính của các startup hoạt động trong mảng wealthtech chính là việc họ chỉ có nền tảng kĩ thuật trong việc phân bổ tài sản. Và thường cách họ phân bổ lại không dựa vào những đánh giá chuyên sâu cho từng nguồn vốn, cũng như không chỉ rõ được cho các nhà đầu tư thấy những phân tích rõ ràng đối với rủi ro, lợi nhuận hoặc là mối tương quan giữa lời lãi và rủi ro.


V. KẾT


Dù vẫn còn khá mới mẻ và đứng trước nhiều thách thức, một sự thật không thể phủ nhận đó là sức hấp dẫn của mảng ngành này vẫn không ngừng thu hút những nhà đầu tư và cá nhân tham gia. Trích lời ông Eddie Thai đến từ 500 startups:"Tôi nghĩ rằng các nhà đầu tư sẽ vô cùng hào hứng với weathtech, đơn giản là vì tiềm năng thị trường của ngành này là rất lớn, tương tự như với ngành logistic và thanh toán điện tử."


Nguồn: DealstreetAsia

19 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page