top of page

6 sai lầm phổ biến trong vận hành của các công ty khởi nghiệp và cách tránh mắc phải


Tận dụng lợi thế của những công ty khởi nghiệp đã đi trước và học hỏi từ những sai lầm khởi nghiệp của họ là những điều một công ty khởi nghiệp lần đầu nên làm.


Sau đây là 6 lỗi thường gặp - và cách startup có thể tránh chúng.





1. Tiêu tiền vào những thứ không cần thiết


Thay vì đầu tư vào những nhân sự tài năng, và các công cụ có thể giúp theo dõi phân tích, quản lý dự án, nhiều doanh nghiệp mắc một trong những sai lầm khởi nghiệp phổ biến nhất: chi quá nhiều tiền cho không gian làm việc sang trọng và nội thất hiện đại.


Trước khi cam kết với một không gian làm việc hoành tráng, hãy cân nhắc những lợi ích của công việc từ xa - đặc biệt là trong thời gian đầu hoạt động. Nhiều người tìm việc coi đây là một động lực và bạn có thể phân bổ lại một số tiền hạt giống đó cho những thứ có thể nâng cao sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn tốt hơn.


2. Vội vàng trong quá trình tuyển dụng và nhận việc


Sai lầm thứ hai trong số những sai lầm khởi nghiệp liên quan đến thời gian. Đúng là ban đầu có quá nhiều việc phải làm và quá ít thời gian, nhưng hãy cố gắng dành sự chuẩn bị kĩ càng và có kế hoạch cụ thể cho việc bố trí nhân sự. Xem xét các yếu tố như sự đa dạng về quan điểm, văn hóa công ty, trình độ kỹ năng và mức độ sẵn sàng học hỏi, làm việc nhóm nói chung. Kĩ càng trong việc tuyển dụng ngay từ đầu có thể giúp startup tiết kiệm cả tiền bạc và thời gian sau này.


Trong thế giới khởi nghiệp, không có gì lạ khi những người mới vào công ty bắt đầu vào ngày đầu tiên mà không có kế hoạch, không có lịch trình và đôi khi thậm chí không có bàn làm việc. Họ không biết gặp ai hoặc bắt đầu từ đâu. Điều dễ dàng mà công ty có thể nói với nhân viên mới là: "Hãy tự tìm hiểu đi, đó là lý do tại sao chúng tôi tuyển bạn." Tuy nhiên, đó không phải là điều công ty có thể nói với nhân viên nếu muốn họ mang tâm lý làm việc tốt nhất.


Hãy dành một chút thời gian để lập danh sách những nhân sự mà người mới nên gặp để giúp họ khởi động tuần đầu tiên làm việc. Và càng được cung cấp thông tin nhiều từ đầu, họ càng được trang bị tốt hơn để bắt đầu nhận việc một cách hiệu quả.



3. Vận hành mà không có định hướng thương hiệu


Bạn có thể nghĩ rằng bạn biết mình là ai - nhưng bạn đã đặt viết suy nghĩ đó ra giấy chưa? Điều gì làm bạn quan tâm? Giá trị của bạn là gì? Làm thế nào để bạn nói chuyện với khách hàng của bạn? Trả lời trước những câu hỏi này và chia sẻ chúng với mọi thành viên trong nhóm của bạn. Điều này sẽ giúp giữ cho thông điệp nhất quán và định hướng sứ mệnh.


Xây dựng thương hiệu tuyển dụng của bạn - công ty bạn là ai và văn hóa của bạn là gì? Sử dụng những phát hiện của bạn để tạo sổ tay nhân viên, điều này cũng sẽ giúp nâng cao quá trình giới thiệu.


4. Sợ thử nghiệm và học hỏi


Khi công ty trong giai đoạn đầu, mọi thứ bạn thử đều mới. Chắc chắn không phải mọi thứ đều diễn ra như ý, nhưng đừng ngại thử nhiều điều mới hơn. Khả năng nhanh chóng tiếp thu và thay đổi cho thấy những tiềm có thể mang lại lợi ích hơn là việc chỉ tập trung với một kế hoạch.


Nhân viên của bạn phải cảm thấy an tâm khi biết rằng họ có môi trường để thử và thất bại, miễn là họ cũng học hỏi và cải thiện. Nằm trong vùng quá an toàn có thể hạn chế khả năng thành công của bạn và có thể dễ dàng trở thành một sai lầm khởi nghiệp dẫn đến kết thúc doanh nghiệp của bạn. Hãy sẵn sàng chấp nhận rủi ro.


5. Mở rộng đội ngũ nhân sự quá nhanh


Tăng trưởng là yếu tố quan trọng của các công ty khởi nghiệp. Nếu bạn muốn thành công, bạn cần những người giỏi. Tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn đang tuyển dụng nhân tài chứ không chỉ là những “cơ thể”. Đầu tư vào việc xây dựng mô tả công việc chi tiết để bạn có được những ứng viên phù hợp với những vị trí đang cần. Viết những bảng kế hoạch phát triển hàng năm và lên danh sách các vị trí nhân sự bạn cần tuyển theo từng giai đoạn. Cuối cùng, hãy tập trung vào chất lượng và hoàn thiện đội ngũ hiện tại của bạn – không chỉ là việc cố gắng mở rộng một nhóm nhân sự lớn hơn.


6. Không cân nhắc những ảnh hưởng danh tiếng trong việc tuyển dụng của công ty


Ở phần trên đã được đề cập về startup nên xác định thương hiệu nhà tuyển dụng của mình và thực hiện truyền thông nội bộ. Một trong những sai lầm phổ biến khi khởi nghiệp là đánh mất giá trị và ý nghĩa của công ty, nhất là khi bạn startup quá tập trung vào người dùng bên ngoài mà quên đi đội ngũ nội bộ. Thực tế, những trải nghiệm của nhân viên cũng sẽ có tác động không nhỏ và những chia sẻ ​​của họ cũng ảnh hưởng đến người dùng.




26 lượt xem0 bình luận

Bài đăng gần đây

Xem tất cả
bottom of page