4 Framework xác định ý tưởng Start-up
Có một câu mà gần như khi phỏng vấn Start-up nào tôi cũng hỏi là "bạn xác thực ý tưởng của mình bằng cách nào?". Là một nhà kinh doanh trẻ, tôi từng nghĩ rằng tất cả những nhà sáng lập đều đi theo phương pháp tinh gọn từ cuốn Khởi nghiệp Tinh gọn (The Lean Startup) - Eric Ries. Trong sách, Ries giới thiệu phương pháp giúp các startup quản lý sự không chắc chắn bằng cách nhân cách hóa khách hàng của startup. Ông khuyên rằng những công ty ở giai đoạn đầu nên tập trung vào việc tạo ra sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) và vòng lặp Xây dựng - Kiểm tra - Học hỏi như một cách để tìm ra vấn đề/giải pháp và điểm hòa hợp sản phẩm - thị trường (product market fit - PMF) cho ý tưởng ban đầu.

4 cách tiếp cận chính đến từ những cuộc phỏng vấn với B2C founder. Cả 4 cách đều mang lại hiệu quả cho những nhà sáng lập có liên quan, và không có thứ hạng rõ ràng giữa họ.
1) Tổng hợp tín hiệu
Cách tiếp cận Tổng hợp Tín hiệu giúp nhanh chóng xác thực ý tưởng mà không cần xây dựng MVP. Một tín hiệu được xem là bằng chứng chứng minh khả năng tồn tại và kiếm tiền từ ý tưởng. Những nhà sáng lập thực hiện các thử nghiệm nhỏ để thu thập tín hiệu. Dưới đây là danh sách các ví dụ theo cách tiếp cận này mà tôi thấy đúng với các nhà sáng lập:
- Ra mắt landing page và đánh giá lượt đăng ký vào danh sách chờ
- Ra mắt trên Product Hunt để đo mức độ quan tâm từ những người dùng sớm sành công nghệ
- Nghiên cứu xem ý tưởng đã được thực hiện trong quá khứ hay ở quốc gia khác hay chưa
- Thiết kế và bán trước sản phẩm mà chưa cần sản phẩm thực để xem có bao nhiêu người nhấn vào nút 'Mua'
- Chạy quảng cáo trên social và đánh giá tỷ lệ click
- Tạo tài khoản social (Facebook, Instagram, Slack, Discord,...) để đo mức độ tương tác từ người dùng mục tiêu
- Tạo một tài khoản TikTok và đánh giá mức độ tương tác để xem ý tưởng có được mọi người hưởng ứng hay không
- Nói chuyện với mọi người về ý tưởng và hỏi xem họ có sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm khi phỏng vấn khách hàng
2) Bản Meta mạnh
Thu hút mạnh từ giai đoạn đầu với sản phẩm Beta là một cách phổ biến khác để các nhà sáng lập xác thực ý tưởng, nhưng chỉ số xác định thành công tùy thuộc vào từng ngành. Ví dụ, 10 ngàn người dùng và tỷ lệ giữ chân (retention rate) 40% được xem là tốt cho sản phẩm tiêu dùng, trong khi 10 ngàn - 50 ngàn đô doanh thu ròng hàng tháng thì phù hợp với các nền tảng marketplace B2C.
Nó thường bắt đầu với một giả thuyết về một giải pháp tiềm năng cho một vấn đề lớn. Nhà sáng lập xây dựng bản đơn giản nhất, đủ để xác thực giả thuyết. Sản phẩm Beta thường khó dùng và không thẩm mỹ như các sản phẩm đang có trên thị trường do nó được xây dựng trong thời gian ngắn. Cách tiếp cận này gần với phương pháp tinh gọn nhất, tập trung vào ra mắt sản phẩm và lặp lại nhanh chóng.
3) Fan chân chính
Cách tiếp cận này tương tự với Bản Beta mạnh ở chỗ nó cũng yêu cầu ra mắt sản phẩm Beta. Tuy nhiên, khác biệt chính là thay vì thu hút lượng lớn người dùng và tăng trưởng doanh thu, nhà sáng lập tìm kiếm những người dùng yêu mến sản phẩm mặc cho các tính năng đang bị giới hạn. Fan Chân chính là những người sẽ rất thất vọng khi sản phẩm biến mất trên thị trường. Rất nhiều nhà sáng lập mà tôi nói chuyện cùng đều cho rằng số lượng Fan không thành vấn đề khi đã có 20 - 50 người dùng vô cùng yêu mến sản phẩm.
4) Tầm nhìn xa
Đây là cách tiếp cận ít phổ biến nhất trong số các founder mà tôi phỏng vấn bởi nó yêu cầu một tầm nhìn rõ ràng về sản phẩm mà bạn muốn xây dựng, và cách mà bạn xây dựng nó. Trong hầu hết trường hợp dùng cách tiếp cận này, nhà sáng lập có một mối liên kết gần với vấn đề họ đang giải quyết và biết họ cần làm gì để giải quyết nó.
MỘT VÀI SUY NGHĨ KẾT LUẬN
4 cách tiếp cận này là mẫu hình tôi nhìn thấy từ việc nói chuyện với những nhà sáng lập công ty tiêu dùng khác và chúng có thể không khái quát cho nhóm B2B hay nhóm có hàm lượng công nghệ cao. Chúng cũng không loại trừ lẫn nhau. Ví dụ như, thường một founder dùng cách Tổng hợp Tín hiệu trước khi ra mắt bất kỳ sản phẩm nào để nhanh chóng hiểu nhu cầu thị trường và sau đó dùng cách Fan Chân chính để đánh giá xem có nhóm người dùng nào yêu mến sản phầm từ giai đoạn đầu hay không.
Cần lưu ý là việc đánh giá ý tưởng khác với việc tìm ra điểm hòa hợp sản phẩm - thị trường trong nghiên cứu này. Một vài nhà sáng lập tôi phỏng vấn có nhắc đến việc họ vẫn chưa tìm ra được PMF ngay cả khi đạt được cả ngàn người dùng. Đánh giá ý tưởng giúp nhà sáng lập cam kết toàn thời gian với startup, nhưng PMF là một cách đo lường vượt ra khỏi tính khả thi của ý tưởng.
Nguồn: Consumer Startups