
Có rất nhiều lời bàn tán xung quanh Web3 dạo gần đây, khi mà ngày càng nhiều những giao thức và ứng dụng phi tập trung gọi vốn thành công bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm nổi tiếng. Mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy được những giá trị của Web3 trong việc xây dựng và vận hành internet phi tập trung, nhưng nhiều nỗ lực trong số đó vẫn còn nửa vời hoặc sai hướng, dẫn đến việc chưa có nhiều áp dụng thực tiễn ở quy mô hợp lý. Dưới đây là một số rào cản dễ dàng nhìn thấy ngăn cản sự chấp nhận và sử dụng Web 3 rộng rãi.
1. Ứng dụng ví điện tử cho cộng đồng
Ví tiền điện tử là một thiết bị vật lý hoặc dịch vụ dựa trên phần mềm - có thể là độc lập hoặc một tiện ích mở rộng của trình duyệt - lưu trữ các khóa công khai (Public key) và riêng tư (Private key) được sử dụng cho các giao dịch tiền điện tử. Nó có khả năng mã hóa và được sử dụng để ký kết các hợp đồng thông minh, giao dịch tiền điện tử, để nhận dạng hoặc để ký hợp pháp một tài liệu hoặc thỏa thuận. Các ví tiền điện tử phổ biến bao gồm Coinbase, Electrum, Ledger, Exodus, Mycelium và Crypto.com. Phần lớn các ứng dụng được phân phối trên Web3 (dApps) đều yêu cầu sử dụng ví tiền điện tử. Và không thể phủ nhận rằng sẽ có một số lượng người không thể sở hữu ví tiền điện tử.
Tính đến năm 2021, theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 16% người Mỹ - khoảng 52 triệu người - đã đầu tư hoặc sử dụng tiền điện tử, đồng nghĩa với việc họ đã tạo ví kỹ thuật số. Để có nhiều loại tiền điện tử khác nhau (ví dụ bao gồm cả Bitcoin và Dogecoin), mọi người thường phải sử dụng nhiều hơn một ví. Khoảng 80% đất nước không có ví tiền điện tử, dẫn đến việc họ khó có thể tiếp cận Web3 do những hạn chế về mặt kỹ thuật.
Các ứng dụng Metaverse hầu hết đều yêu cầu người dùng đăng nhập bằng ví tiền điện tử. Dù Decentraland (được đề cập bên dưới) cho phép người dùng tham gia trò chơi mà không cần tài khoản ví điện tử, nhưng để thực sự mua đất hoặc hàng hóa trên đó, v.v., họ phải đăng nhập bằng ví tiền điện tử..
Trong khi đó, việc nạp tiền vào ví tiền điện tử sẽ tốn kém hơn so với việc mua tiền điện tử trên một sàn giao dịch, vì nó thường liên quan đến “phí gas” - một loại phí liên quan đến việc di chuyển tiền điện tử hoặc tiền từ chuỗi khối này sang chuỗi khối khác. Chỉ cần nạp 5 đô la ETH (đồng Ethereum) vào ví tiền điện tử, chi phí lên tới 12,50 đô la bao gồm phí gas.
2. Địa chỉ và cụm mật khẩu tiền điện tử khó nhớ
Một ví dụ về địa chỉ ví tiền điện tử: 0x368add25ebsy8a94cd2ad0427g9ce73k92a73831. Một người bình thường không thể nhớ một địa chỉ như vậy, vì vậy họ phải giữ nó ở dưới dạng kỹ thuật số để dễ dàng sao chép và dán. Ngoài ra, bạn cần một cụm mật khẩu để truy cập vào ví tiền điện tử - và chuyển tài sản từ ví này sang ví khác - có thể dài từ 9 đến 25 từ, với mỗi từ là ngẫu nhiên chứ không phải là một cụm từ hoặc câu có ý nghĩa. Không giống như mật khẩu truyền thống, chúng rườm rà và không dễ nhớ.
Một giải pháp tiềm năng liên quan đến địa chỉ ví tiền điện tử là sử dụng Ethereum Name Service (ENS), dịch vụ chuyển đổi những thông tin nhận dạng có thể đọc được bằng máy (chẳng hạn như địa chỉ ví Ethereum) sang tên miền con người có thể đọc được. ENS là một cơ chế chuỗi khối Web3 cho phép người dùng tạo những username đáng nhớ của riêng họ. Một tên miền ENS thường có giá 100 đô la trong khoảng thời gian một năm.
3. Đồ họa và thiết kế cũ kỹ
Nếu đánh giá Web3 và metaverse dựa trên đồ họa thường được sử dụng trong các trò chơi metaverse và dApp, người ta có thể đi đến kết luận rằng các nhà thiết kế đã du hành thời gian từ năm 2000 đến ngày nay và bắt đầu tạo ra các thiết kế cũ.
Decentraland - một trong những trò chơi Metaverse phổ biến nhất ở thời điểm hiện tại, một dự án 3D hoàn chỉnh mà trong đó người chơi có thể mua đất và các vật phẩm khác hoặc thuê đất thuộc sở hữu của người khác. Mặc dù vượt xa các dApp khác về đồ họa, nhưng nó vẫn kém xa so với những gì mọi người quen dùng khi họ chơi game trên PC hoặc máy chơi game cầm tay.
Michael Gaizutis, nhà sáng lập đồng thời là Giám đốc Trải nghiệp khách hàng của RNO1, một cơ quan thiết kế kỹ thuật số và xây dựng thương hiệu, đã nói về điều mà ông coi là rào cản lớn đối với việc áp dụng Web3: thiết kế thiếu linh hoạt.
Gaizutis cho biết: “Mọi thứ đang thay đổi với tốc độ chóng mặt và các nhà thiết kế có cơ hội để tạo ra những thứ dễ thích ứng hơn. Nếu chúng ta tiếp cận quy trình kỹ thuật số của mình theo cách đó, tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ bớt sợ lo ngại về các rào cản trong việc áp dụng Web 3 trên diện rộng”.
4. Những ứng dụng hiện tại chưa đủ hấp dẫn
Mặc dù hiện tại đang có hàng nghìn dApp Web3 và hầu hết thuộc thể loại DeFi (tài chính phi tập trung), chúng ta vẫn không thấy nhiều dApp hấp dẫn dành cho người tiêu dùng.
Các cầu nối API, chẳng hạn như API3 và các giải pháp khác như Chainlink, cho phép các nhà phát triển sử dụng dữ liệu từ ứng dụng Web2, tài nguyên và hướng dẫn dành cho nhà phát triển Ethereum và thậm chí cả các công cụ phát triển ứng dụng như One Click Dapp và Infura, thực hiện phần lớn công việc phát triển dApp.
Không chỉ thiếu các ứng dụng Web 3 hấp dẫn dành cho người tiêu dùng, các ứng dụng Web 3 cho doanh nghiệp cũng như vậy. Không phải là không có sẵn dApp dành cho doanh nghiệp - nói đúng hơn, các bộ phận CNTT của doanh nghiệp chậm triển khai những giải pháp chưa được chứng minh. Một số, chẳng hạn như Storj, một dApp lưu trữ đám mây phi tập trung, sử dụng các giải pháp Web2 như địa chỉ email và mật khẩu để nhận dạng và bảo mật. Hay Filebase, hoạt động cùng với các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây phi tập trung khác, bao gồm Storj, Skynet và IPFS, cung cấp một API có chức năng thay thế cho các ứng dụng hiện có sử dụng Amazon S3.
CHÌA KHÓA ĐỂ MỞ CÁNH CỔNG WEB 3
Hệ sinh thái Web3 đã đi một chặng đường dài trong vài năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản đáng kể trong việc ứng dụng một cách rộng rãi. Để giảm thiểu những tồn tại nêu trên, một số phương án giải quyết nên được đưa ra:
• Tạo một hệ sinh thái các ứng dụng tích hợp/hoạt động được với nhiều giao thức khác nhau.
• Các công ty tham gia sâu vào việc tạo ra một phạm trù mới cho phép hệ sinh thái phi tập trung áp dụng công khai blockchain cho các doanh nghiệp và người dùng.
• Các công ty Web3 phải cố gắng không ngừng trong việc “educate” cộng đồng, tập trung vào giá trị cốt lõi và nâng cao nhận thức về những gì Web 3 mang lại không chỉ tiền điện tử.
Web3 và metaverse hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng kỹ thuật số tiếp theo, mang đến nhiều cơ hội cho người sáng tạo, người tiêu dùng và thương hiệu. Để được chấp nhận và sử dụng rộng rãi, những thách thức của Web3, bao gồm ví tiền điện tử, đồ họa, tiêu chuẩn hóa… cần được giải quyết và chúng ta - những người đang tham gia internet cũng cần chuẩn bị cho những bước mở rộng của nó.
Nguồn: Tổng hợp từ Medium, Cmwire…