
Sự đeo bám dai dẳng của đại dịch COVID-19 đã dường như dẫn đến sự hồi sinh về đầu tư cho mảng Edtech mới phát triển ở Việt Nam. Từ đầu năm đến bây giờ, đã có 6 startups trong mảng nhận được vốn đầu tư lên đến ít nhất là $22 triệu USD. Trong khi đó nếu nhìn lại các năm trước thì chỉ có 3 thương vụ được hoàn thành trong 2020 và 6 thương vụ ở năm 2019.
Thông tin từ Do Ventures, một VC firm trong nước, đã đưa ra rằng tổng số vốn đầu tư vào Edtech ở Vietnam trong năm 2020 là $8 triệu USD và trong năm 2019 là $32 triệu USD. Dường như có sự đi xuống trong 2 năm qua, kể từ năm 2018 khi Topica Edtech Group đã raised được $50 triệu USD từ quỹ tư nhân Northstar, nâng tổng vốn đầu tư cho lĩnh vực Edtech năm đó là $53 triệu USD.
Một số các công ty ở nước ngoài cũng đang muốn nhắm đến và đang hoạt động mảng Edtech ở Vietnam, ví dụ như là Astrid (Thụy Điển), Geniebook (Singapore), Snapask (Hong Kong) và Ruangguru (Indonesia). Điều này cũng làm thúc đẩy lượng đầu tư vào thị trường đầy triển vọng này.
MẢNG EDTECH VẪN CÒN NON TRẺ
Nếu nhìn rộng ra khu vực châu Á thì sẽ thấy được mức độ phát triển Edtech ở Việt Nam vẫn còn xa vời so với Trung Quốc và Ấn độ khi mà hai nước đó đã có rất nhiều Edtech unicorns. Trung Quốc đã có 8 Edtech unicorns còn ở Ấn Độ thì có 2 cái tên nổi bật là Byju’s và Unacademy. Thương vụ Edtech lớn nhất ở Việt Nam nếu mà kể đến thì chỉ có Topica là lớn nhất nhưng đang gặp vấn đề scaling sau khi được rót vốn thành công.
Các Edtech players ở Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn khi scaling bởi một số các lý do:
Các giải pháp chỉ tập trung vào hỗ trợ việc học hành cho người Việt Nam là chủ yếu và khó có thể nhân rộng ra các nước khác. Phần lớn các công cụ chỉ dành cho học sinh ở các thành thị lớn.
Phần lớn người dùng chưa muốn chi trả cho các ứng dụng học tập online nên thị trường ở Vietnam rất nhỏ so với các thị trường khác.
Để Edtech Việt Nam có thể vươn xa hơn thì cần có 3 yếu tố: mở rộng hoạt động ra bên ngoài Việt Nam, cá nhân hóa được trải nghiệm học tập và tìm được nguồn hỗ trợ vốn không chỉ trong châu Á mà ở US và các khu vực khác. Sự thật là đến bây giờ chưa có một công ty Edtech ở Việt Nam được định giá trong tầm $100 triệu nhưng trong tương lai thị trường sẽ trở nên hấp dẫn khi mà học tập là một phần không thể thiếu trong văn hóa. Thị trường sẽ phải trải qua nhiều giai đoạn và sẽ phát triển nhất khi học sinh và giáo viên sẵn sàng đón nhận các công nghệ học tập mới.
GIỮ CHÂN VÀ PHÁT TRIỂN
Các ứng dụng hay nền tảng Edtech cũng cần phải chú ý đến việc giữ chân users trong khi tập trung tìm kiếm các cách thu hút user. Các công ty Edtech trong nước hay sà vào việc marketing và sales thay vì hoàn thiện sản phẩm để đáp ứng tốt hơn nhu cầu người dùng. Xu hướng trong tương lai là các bài học phải có tính tương tác cao nhưng hiện giờ chưa có startup Vietnam nào có đủ trình độ và đầu tư về công nghệ và giải pháp. Một số nhận định cho rằng mặc dù Vietnam có rất nhiều kỹ sư giỏi nhưng đang thiếu đi các Product Manager có thể hòa quyện giữa công nghệ và trải nghiệm người dùng.
Giáo dục trực tuyến Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023
Thị trường công nghệ giáo dục Việt Nam đang được đánh giá vô cùng tiềm năng và thu hút sự chú ý lớn từ giới đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh Covid-19 bùng phát và vẫn diễn biến phức tạp. Theo đó, Việt Nam nằm trong top 10 thị trường công nghệ giáo dục có tốc độ tăng trưởng lớn nhất thế giới với tỉ lệ khoảng 44.3%, theo báo cáo Công nghệ giáo dục Việt Nam 2021.
Báo cáo từ tổ chức Ken Research dự báo, quy mô thị trường giáo dục trực tuyến của Việt Nam sẽ đạt 3 tỷ USD vào năm 2023 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt khoảng 20,2% trong giai đoạn 2019 – 2023.
Năm 2021, Việt Nam dịch chuyển từ trạng thái “giáo dục ứng phó với đại dịch” sang trạng thái “giáo dục thích nghi với đại dịch”. Theo các nhà quan sát, bước sang năm 2022, công nghệ giáo dục sẽ là công nghệ tiên phong khi nhu cầu sử dụng các nền tảng công nghệ trong lĩnh vực này trở thành nhu cầu thiết yếu.