Muốn biết những điều investor cân nhắc và startup băn khoăn trong các thương vụ? Hãy bắt đầu công việc của người kết nối đầu tư. Cùng tìm hiểu về vị trí này và trải nghiệm có được thông qua cuộc trò chuyện với Ngọc Anh - Investment Associate tại nền tảng AI kết nối đầu tư Wiziin.

#1 Vị trí hiện tại của bạn là gì và cụ thể các công việc mà bạn đang làm?
Hiện tại mình đang phụ trách chính về Investor Relation tại Wiziin. Trong vai trò này, mình sẽ làm việc đồng thời với cả phía đầu tư và startup, bao gồm: Tìm hiểu hoạt động và tiêu chí đầu tư của investor; Đánh giá, chọn lọc và tìm hiểu nhu cầu gọi vốn của startup; Kết nối investor với startup tiềm năng; Trở thành moderator trong các đàm phán đầu tư. Ngoài ra, mình còn hỗ trợ startup chuẩn bị thông tin và hướng dẫn quy trình gọi vốn.
#2 Có quan điểm nào đã thay đổi khi bạn dấn thân vào VC?
Trước kia, mình từng có suy nghĩ rằng: phía đưa tiền - các nhà đầu tư, các quỹ, họ rất xa cách với startup, họ ở vị thế cao hơn và đặt ra các yêu cầu. Thế nhưng, khi bước vào thế giới VC thì mình thấy những người thật sự làm đầu tư rất sát xao và đi cùng startup. Thậm chí còn có những nhà đầu tư, họ như sống cùng với startup. Họ cùng tìm vấn đề, giải quyết khó khăn và dốc hết mình để startup phát triển.
#3 Tố chất nào quan trọng khi ở vai trò người kết nối?
Khi là người đứng giữa thì mình cũng hiểu hơn về khó khăn mà startup trải qua. Thế nhưng, nhà đầu tư có thể sẽ chỉ tập trung đánh giá qua các con số như: Traction tốt không? Doanh thu nhiều không? Cải tiến sản phẩm thế nào? Thế nên, điều khó và cũng rất quan trọng là: giữ quan điểm trung lập và khách quan, không đưa ra những thông tin ngoài luồng hay cảm tính tác động đến quyết định đầu tư. Bên cạnh đó, mình tìm các phương án phù hợp hơn để hỗ trợ startup.
#4 Theo bạn, đâu là yếu tố quan trọng để đi đến deal thành công giữa startup và VC?
Startup có rất nhiều lựa chọn để gọi vốn và họ lựa chọn VC với mong đợi sự hỗ trợ nhiều hơn là tài chính. Và nhà đầu tư mạo hiểm cũng biết rằng họ cũng cần rất nhiều sự dấn thân và đồng hành với các doanh nghiệp ở giai đoạn này. Để hành trình này là hợp tác hai bên cùng có lợi và đi đến đích thì sự phù hợp là rất quan trọng, nó bao gồm: tiếng nói chung trong kinh doanh, những gì startup cần và những gì VC có, những gì VC cần và startup có.
#5 “Rủi ro trong đầu tư mạo hiểm là cao và luôn có”, “90% startup sẽ thất bại”, làm trong lĩnh vực này, bạn có suy nghĩ gì về “thất bại”?
Theo mình thì nó còn phụ thuộc vào việc mọi người định nghĩa “thất bại” là thế nào. Ví dụ, trong việc gọi vốn thì nhiều người nghĩ startup không gọi được vốn là thất bại. Nhưng không gọi vốn được chỉ đơn thuần là chưa có tiền đổ vào thôi. Startup vẫn có thể tìm những cách khác để phát triển, vẫn có đường để đi. Và cả khi phá sản thì cũng không đồng nghĩa là sẽ không bao giờ startup thành công. Ngược lại, nó còn mang đến nhiều bài học để lần tới làm tốt hơn. Thất bại hay sai lầm nên được xem như là điều phải có, không chỉ riêng khởi nghiệp hay đầu tư mạo hiểm.
#6 Đúc kết trong suốt thời gian qua, điều gì bạn muốn chia sẻ với các startup?
Thứ nhất là nghiên cứu kỹ thị trường. Mình đã từng gặp những trường hợp đáng tiếc khi startup có sản phẩm. Startup có thể có ý tưởng từ nhiều nguồn, tuy nhiên? Nên có nghiên cứu, đánh giá khách quan, cần cẩn trọng trong việc đánh giá tính adapt của thị trường. Để giảm thiểu điều này, các nhà sáng lập nên nghiên cứu, đánh giá thị trường thật kỹ. Chúng mình thường hay nói mỗi nhà sáng lập nên là một chuyên gia trong thị trường của mình.
Thứ hai, startup không nên quá áp lực về tài chính. Một startup tốt thì không sợ không gọi được vốn, họ chỉ cần tập trung làm tốt công việc của mình. VC ngày càng trở nên năng động và chủ động tìm kiếm startup có năng lực. Bên cạnh đó, các nền tảng kết nối đầu tư như Wiziin cũng sẽ giúp startup nhẹ gánh hơn trong câu chuyện gọi vốn.