1. TÓM TẮT CHUYỆN GÌ ĐÃ XẢY RA VỚI TWITTER?
- Tháng 4 vừa rồi, Elon Musk đã chính thức công bố mua lại Twitter với giá 44 tỷ USD, 38% premium so với giá cổ phiếu đóng cửa phiên 1.4, biến Twitter từ công ty đại chúng thành công ty tư nhân.
- Tuy nhiên, điểm đáng chú ý là thương vụ M&A này nằm ngoài mong muốn của hội đồng quản trị Twitter. Trước đó, công ty này cũng đã có hành động nhằm chống lại sự thâu tóm của Elon musk bằng chiến lược gọi là "poison pill - viên thuộc độc"(cụ thể ở phần 2).
- Trong thực tế, không phải tất cả các thương vụ M&A đều diễn ra êm đẹp theo chiều hướng "thuận mua vừa bán". Rất nhiều trường hợp công ty "bị mua" không hề có thiện chí muốn bán hay còn gọi là sự thâu tóm thù địch - hostile takeover. Trong những trường hợp này, cách xử lý chung là họ sẽ cố gắng khiến cho việc thâu tróm trở nên kém hấp dẫn hơn thông qua một số hình thức như khiến công ty trở nên đắt giá hơn hoặc khiến việc tham gia vào hội đồng quản trị có quyền biểu quyết trở nên khó khăn hơn. Cụ thể như sau:
2. CÁC CÁCH PHỔ BIẾN DỂ CHỐNG LẠI SỰ THÂU TÓM
2.1. Chiến lược poison pill - viên thuốc độc.
- Công ty sẽ tạo điều kiện để cổ đông được mua thêm cổ phiếu ở mức giá ưu đãi với mục đích nhằm pha loãng cổ phần => khiến cho việc thâu tóm trở nên đắt đỏ hơn và khó khăn hơn. Có hai dạng chiến thuật chính:
+ Flip in: cho phép các cổ đông hiện hữu của công ty (trừ công ty thù địch) mua thêm cổ phần với giá ưu đãi
+ Flip over: cho phép các cổ đông được quyền mua thêm cổ phiếu của công ty sau khi sáp nhập thành công với mức giá ưu đãi.
Trong trường hợp của Twitter, sau khi biết Elon Musk đã âm thầm mua 9.2% cổ phần và trở thành cổ đông cá nhân lớn nhất, Twitter đã thông qua một kế hoạch về quyền cổ đông có thời hạn, trong đó nếu bất kỳ cá nhân hoặc nhóm nào được quyền sở hữu đối với ít nhất 15% cổ phiếu phổ thông đang lưu hành mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị thì các cổ đông khác sẽ được phép mua thêm cổ phiếu với mức chiết khấu. Đây chính là chiến lược "viên thuốc độc của Twitter", tạo điều kiện cho cổ đông được mua cổ phiếu với giá ưu đãi, khiến cho việc thâu tóm của Elon Musk trở nên đắt đỏ và khó khăn hơn.
Tuy nhiên, một khuyết điểm quan trọng nhất của chiến lược này đó là nó sẽ khó phát huy tác dụng trong trường hợp bên thâu tóm có rất nhiều tiền và rất kiên trì với mục đích thâu tóm của mình. Chính khuyết điểm này đã được thể hiện rõ trong trường hợp của Twitter khi không lâu sau thời điểm công bố chiến lược này, Twitter đã chính thức bị thâu tóm bởi Elon Musk với mức giá 44 tỷ USD.
2.2. Chiến lược poison put - đặt viên thuốc độc
- Công ty sẽ phát hành các lô trái phiếu cho phép nhà đầu tư có quyền yêu cầu hoàn trả tiền trước ngày đáo hạn nếu diễn ra sự thâu tóm thù địch (hostile takeover). Từ đó, chiến lược này khiến cho việc mua lại sẽ trở nên kém hấp dẫn hơn bởi vì bên thâu tóm sẽ có thể phải chịu thêm gánh nặng chi trả nợ trước ngày đáo hạn.
2.3. Restricted voting rights - Hạn chế quyền biểu quyết
- Công ty sẽ đặt ra quy định rằng nếu ai đó sở hữu cổ phần trên một mức nhất định mà không có sự chấp thuận của hội đồng quản trị thì sẽ mất quyền biểu quyết. Điều này buộc các bên thâu tóm sẽ phải làm việc trực tiếp với ban lãnh đạo công ty để đàm phán về việc mua lại chứ không thể âm thầm thâu tóm.
2.4. Staggered board - Bầu cử so le
- Công ty đặt ra quy định bầu cử hội đồng quản trị theo hình thức so le, trong đó chỉ một phần hội đồng quản trị được bầu lại theo từng năm thay vì bầu đồng loạt cùng lúc. Điều này khiến cho việc giành quyền kiểm soát sẽ mất nhiều thời gian hơn, do vậy làm giảm sự hấp dẫn của thương vụ thâu tóm.
3. KẾT LUẬN:
Nhìn chung, ngoài những cách ở trên thì trong thực tế còn rất nhiều cách khác với hướng tiếp cận chung là khiến cho việc thâu tóm đắt đỏ hơn, tốn thời gian hơn, qua đó trở nên kém hấp dẫn hơn.
Đối với case của Twitter, sau khi "bị ép phải bán mình" cho Elon Musk đã tạo ra một làn sóng hoảng loạn, thậm chí là tức giận cho nhân viên công ty và đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của công ty này. Tuy nhiên, ở góc độ tiến hành thương vụ thì Elon Musk đã để lại nhiều bài học về cách một rich man dùng rất nhiều tiền để đấu tranh cho điều mà anh ta xem là "quyền tự do ngôn luận"!
Theo bạn sắp tới Elon Musk sẽ làm gì với Twitter?
Nguồn thông tin: Tổng hợp
Nguồn hình: thequint.com
