
Đôi khi sẽ rất khó theo dõi những gì đang xảy ra trong giới “đầu tư bền vững”, một phần là do số lượng công bố và sáng kiến về môi trường, xã hội, quản trị và tài chính bền vững đã tăng nhanh trong 6 tháng qua.
Những nhà lãnh đạo của Hội nghị thượng đỉnh G7 đã cam kết không chỉ gắn những cân nhắc về biến đổi khí hậu và mất cân bằng sinh học vào quá trình ra quyết định kinh tế và tài chính mà còn nhấn mạnh sự cần thiết phải “xanh hóa” hệ thống tài chính toàn cầu để các quyết định về tài chính có ảnh hưởng đến vấn đề khí hậu.
Những cam kết này cũng đang được hỗ trợ và chứng minh bằng hành động. Thật vậy, vào tháng 7 năm ngoái, Ủy ban Châu Âu đã công bố một chiến lược đầy tham vọng, hướng dòng tiền tới những kế hoạch tài trợ cho quá trình chuyển đổi sang một nền kinh tế bền vững.
Các nhà quản lý tài sản đang thoái vốn dần khỏi các công ty không đáp ứng được những tiêu chí bền vững của họ, trong khi các ngân hàng trung ương đã lồng ghép rộng rãi rủi ro về biến đổi khí hậu như một phần trong các cuộc thảo luận.
Từ những dữ liệu của BloombergNEF, nợ bền vững cho những mục đích ESG đã vượt quá ba nghìn tỷ đô la. Theo nghiên cứu của Bank of America, hơn 17% tổng số trái phiếu phát hành tháng 6, 2021 liên quan đến những vấn đề xã hội, bền vững và xanh.
Vậy chúng ta nên bắt đầu như thế nào và từ đâu? Có ba bước cần lưu ý
CHUẨN BỊ SĂN SÀNG CHO KẾ HOẠCH CỦA BẠN
Nếu bạn là một doanh nghiệp ESG đang bắt đầu gọi vốn, bạn cần có một chiến lược đươc lập thành văn bản, trước khi bạn phát hành nợ và đưa ra những dự thảo tiết lộ thông tin về chiến lược và chính sách ESG. Ví dụ, các doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu xanh nên phối hợp chặt chẽ với bộ phận nội bộ về chính sách ESG của họ để có thể xác định rõ định vị của mình với tất cả các bên liên quan (mà không cần chỉnh sửa chiến lược). Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến rủi ro về danh tiếng, cũng như rủi ro về thực thi trong một số bối cảnh nhất định.
HIỀU VỀ MỤC ĐÍCH ESG CỦA NHỮNG NHÀ ĐẦU TƯ, ĐẶC BIỆT LÀ NHÀ ĐẦU TƯ MỤC TIÊU
Nếu bạn muốn thu hút các nhà đầu tư để chia sẻ tầm nhìn dài hạn của công ty - những người có lợi ích phù hợp với lợi ích của tổ chức phát hành họ sẽ tìm kiếm điều gì là rất quan trọng. Ví dụ: nếu bạn đang tìm cách thu hút một nhóm nhà đầu tư cụ thể và bạn biết rằng điều quan trọng đối với quỹ của họ là việc giảm phát thải carbon, thì có lẽ bạn nên đặt chiến lược giảm phát thải carbon trước khi phát hành nợ.
TÍNH MINH BẠCH, BÁO CÁO VÀ XÁC THỰC
Đảm bảo rằng bạn đã thiết lập các chương trình báo cáo nội bộ thích hợp và các quy trình xác minh bên ngoài nếu có thể và cung cấp thông tin này cho các bên liên quan của bạn.
Chắc chắn đây không phải là một công việc đơn giản. Phân loại tính bền vững là một bộ sưu tập bảng chữ cái của các từ viết tắt và các tiêu chuẩn đang phát triển (TCFD, v.v.). Và một phần lý do của sự nhầm lẫn là do các nhà đầu tư, nhà quản lý tài sản và tổ chức phát hành vẫn chưa áp dụng các định nghĩa chung về ESG.
Nhưng tiến độ đang được đẩy mạnh. Một năm trước, năm nhà thiết lập tiêu chuẩn độc lập hàng đầu cho biết họ sẽ làm việc cùng nhau để hướng tới một hệ thống báo cáo ESG toàn diện. Đầu năm nay, các quy tắc ở châu Âu nhằm yêu cầu các công ty tài chính và nhà đầu tư tiết lộ rằng họ đã cân nhắc các rủi ro về tính bền vững, cũng như cách họ tính đến các tác động bất lợi. Tiếp theo, trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh COP26 của LHQ vào tháng 11, có kỳ vọng rằng IFRS Foundation sẽ thành lập Hội đồng Tiêu chuẩn Bền vững toàn cầu.
Nhưng cũng cần nhớ rằng, ở những nơi khác, việc thiếu các tiêu chuẩn chung đã không thể ngăn cản hoạt động của các hệ thống cơ bản và các phương pháp tiếp cận mà chúng được thiết kế để hướng dẫn và củng cố: xét cho cùng, chúng tôi có các tiêu chuẩn kế toán GAAP và IFRS của Hoa Kỳ trong thế giới kiểm toán.
Khi ngày càng có nhiều nhà đầu tư sử dụng các tiêu chí ESG để đưa ra quyết định xem họ có nên tham gia vào một giao dịch, điều này sẽ chỉ thúc đẩy nhu cầu. Bạn đã sẵn sàng chưa?