Thành công của một người sáng lập, thành công của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào tầm nhìn mà họ mang lại cho doanh nghiệp họ điều hành.
Hôm nay chúng ta bàn về cách thức thể hiện giá trị sản phẩm, cách quảng bá giá trị của nó và từ đó đưa ra tầm nhìn để tất cả những người chưa biết rõ về doanh nghiệp của bạn có cái nhìn cụ thể hơn và giúp bạn có dễ dàng đến gần hơn một trong những cột mốc quan trọng như huy động vốn đầu tư, tìm kiếm nhân tài cho dự án và thu hút khách hàng mới, tất cả đều yêu cầu kỹ năng giống nhau - kể một câu chuyện truyền tải được tầm nhìn dự án, khiến ai đó phải thốt lên: “U là trời, hay quá vậy”
Một trong những công cụ để giúp bạn tiếp cận được những người quan tâm dự án đó là: PITCH DECK. Vào vấn đề nào…
I. Xác định mục đích:
Pitch deck nhằm mục đích tạo ra sự quan tâm và thậm chí là sự phấn khích với các nhà đầu tư về công ty của bạn, có thể dẫn đến một cuộc họp khác để thỏa thuận đầu tư. Pitch deck có thể là một công cụ quan trọng trong việc huy động vốn cho một doanh nghiệp, nhưng đó chỉ là bước đầu tiên trong quá trình này. Pitch deck có thể cung cấp cho các doanh nghiệp và doanh nhân một cái nhìn chi tiết nhưng súc tích về công ty của bạn. Hiểu được các yếu tố này, một chiếc Pitch deck và buổi thuyết trình thành công có thể giúp bạn tiến gần hơn một bước đến số tiền bạn cần.

Cre: Startupfest
II. Các yếu tố cốt lõi tạo nên một pitch deck tốt:
Lời giới thiệu (Introduction): Trang trình bày đầu tiên nên giới thiệu và giải thích doanh nghiệp bằng các thuật ngữ đơn giản và dễ hiểu, so sánh các sản phẩm và dịch vụ của bạn với một công ty đã thành lập khác.
Vấn đề (Problem): Cần giải thích một vấn đề mà thị trường đang thiếu giải pháp, doanh nghiệp bạn tạo ra sản phẩm có thể xử lý vấn đề này. Thông tin này sẽ chứng minh sự cần thiết của sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn trên thị trường.
Sản Phẩm (Product): Giới thiệu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn, cách thức hoạt động, chức năng... những điểm nổi bật, khác biệt.
Thị trường mục tiêu (Target Market): tất cả các khách hàng tiềm năng đối với sản phẩm hay dịch vụ, có nguồn tài chính để thực hiện hành vi trao đổi. Doanh nghiệp bạn phải tìm cách để thu hút và đáp ứng được nhu cầu để biến họ thành khách hàng trung thành. Hãy cố gắng thu thập số liệu để làm rõ được quy mô thị trường cho các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mà doanh nghiệp bạn có thể chạm đến là bao nhiêu?
Giải pháp (Solution): Ở trang này, bạn phải nêu (các) cách thức doanh nghiệp bạn đang giải quyết các vấn đề mà thị trường mục tiêu của bạn đang gặp phải. Cách tốt nhất để chuyển tiếp thông tin này là thông qua cách tiếp cận tường thuật — kể những câu chuyện liên quan đến khách hàng sử dụng các sản phẩm này để cải thiện cuộc sống của họ 1 cách cô đọng và đặc sắc. Hỗ trợ các tuyên bố đó bằng các mô tả và hình ảnh của chính sản phẩm hoặc dịch vụ, bao gồm ảnh chụp, ảnh chụp màn hình hoặc thậm chí video về bản demo thực tế.
Chỉ số hoạt động kinh doanh (Traction): Nhà đầu tư rất thích những con số, nên trang trình bày này cần có số liệu rõ ràng để xác nhận mô hình kinh doanh của công ty bạn là đúng hướng. Bằng cách hiển thị bất kỳ mức tăng trưởng hàng tháng nào thông qua doanh số bán hàng, mức tăng trưởng người dùng, retention rate,... hay các partnership với đối tác, khảo sát…. Mục đích là để giảm bớt bất kỳ nỗi sợ rủi ro nào ở các nhà đầu tư tiềm năng. Hãy cố gắng thể hiện nó thật rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Nếu chưa có thì có thể giới thiệu thì có thể giới thiệu các thành tích nổi bật của dự án hoặc có thể là của ''người sáng lập''.
Chiến lược marketing và bán hàng (Marketing and sales strategy): Điều gì của sản phẩm thu hút người dùng, cách sản phẩm sẽ được quảng cáo và bán ra thị trường. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng thông tin này để tận dụng sự hiểu biết của công ty về quy mô thị trường và cách tiếp thị của công ty khác với đối thủ cạnh tranh như thế nào.
Đối thủ cạnh tranh (Competition): Các đối thủ cạnh tranh chính là ai, sản phẩm làm gì, chiến lược của họ, sự hiện diện của họ trên thị trường và cuối cùng là so sánh chính doanh nghiệp của mình.
Đội ngũ (Team): Nhấn mạnh chuyên môn và khả năng của nhóm quản lý của công ty. Liệt kê danh sách các thành viên chủ chốt trong nhóm (và những người đồng sáng lập nếu có) và nêu chi tiết cách thức chuyên môn và kinh nghiệm trước đây của họ có thể giúp thiết lập lợi thế cạnh tranh của công ty.
Tài chính (Financials): Nhà đầu tư thường sẽ muốn xem báo cáo tài chính của công ty trong khoảng thời gian từ ba đến năm năm, tăng trưởng dự kiến về mô hình kinh doanh. Có thể dùng biểu đồ hình tròn hoặc biểu đồ hình cột để trình bày sẽ hiệu quả hơn đối với sự ghi nhận của nhà đầu tư. Biểu đồ dạng đường cũng là một ý nên xem xét.
Số tiền cần đầu tư (Investments and funding): Làm hết tất cả nhưng đừng quên mọi thứ đều dẫn về số tiền cần kêu gọi tài trợ cho dự án. Kèm thêm kế hoạch sử dụng dòng tiền này.
Phụ lục (Appendix): Không bắt buộc, nhưng bạn có thể thêm vài trang mô tả về các đánh giá tích cực, các trích dẫn đánh giá cao của khách hàng, tóm tắt công nghệ của bạn...
Chỉ vậy thôi, tuy nhiên đó là những thứ cơ bản nhất bạn cần phải chuẩn bị trước khi muốn đi gọi vốn. Nếu có hứng thú, phần tiếp theo chúng ta sẽ làm rõ hơn các mẹo để pitching, các ví dụ cụ thể về pitch deck từ những dự án đã gọi vốn thành công.
Basic but cool~