Ngày xưa khi mình làm việc cùng một số nhà sáng lập các tổ chức phi lợi nhuận, mình từng gặp ánh mắt e dè của nhiều người khi họ biết... nhà sáng lập cũng được trả lương từ nguồn quỹ của tổ chức. Lúc đó mình cho là cộng đồng nói chung vẫn còn nhiều kiến thủ về khái niệm làm từ thiện với làm phát triển cũng như cách tổ chức sử dụng nguồn tiền huy động từ cộng đồng, nhà hảo tâm.
Sau vài năm mình chuyển sang làm việc cho startup, mình không nghĩ câu hỏi này đôi khi vẫn (lại) xuất hiện với sự trông đợi người sáng lập làm việc không lương, hoặc nên noi theo những tấm gương*** one-dollar salary*** của các CEO công nghệ nổi tiếng :))
Làm sao một nhà sáng lập có thể tập trung 100% vào một công việc khi công việc ấy không mang lại cho họ đảm bảo về mặt tài chính dài hạn?
Ở góc nhìn của nhà đầu tư, mình tin hẳn việc này cũng tạo nên những câu hỏi: Mức độ cam kết của founder với công ty? Làm sao mà founder có thể làm miễn phí? Miễn phí vậy được bao lâu?
Đây cũng là câu hỏi mình từng gặp một số founder trẻ băn khoăn nhưng ít nhiều khó thẳng thắn để bộc bạch nên nay mình tổng hợp vài điều để chia sẻ với VVCC về chủ đề này
1. Trường hợp nào startup founder không trả lương cho chính mình?
Thường khi startup boostrapping, ở giai đoạn đầu, vốn không có nhiều tiền và founder là nhà đầu tư đầu tiên cho startup thì việc trả lương cho chính mình từ khoản tiền này giống như túi trái bỏ qua túi phải. Thiệt vô nghĩa cho nên bootstrapping founders thường sẽ không nhận lương cho đến khi kiếm được tiền từ doanh thu hoặc từ nhà đầu tư.
2. Khi nào thì bắt đầu có lương/ nhận lương?
Khi công ty có doanh thu hoặc có nhà đầu tư góp vốn (dù tình huống nào đến trước), hãy tính lương cho mình như một nhân sự bình thường ở vị trí công việc đó.
Mình từng biết một trường hợp, công ty đã bắt đầu có doanh thu tốt, tăng trưởng đều, nhưng founder vẫn giữ mức lương thấp (<19tr/ tháng), đến khi họ bắt đầu có ý định mở rộng và gọi thêm vốn từ cổ đông thì việc giữ mức lương cũ trở nên không công bằng cho chính founder và tăng lương ở thời điểm này thì tạo ra một tình huống băn khoăn khó xử. Và việc trả lương này nên bắt đầu chi trả (hoặc trả thêm) từ thời điểm công ty có được nguồn tiền mới TRỞ ĐI. Mình nói riêng điểm này vì từng gặp trường hợp sau khi founder nhận được tiền đầu tư thiên thần thì việc đầu tiên là bạn trả lương cho chính mình cho thời gian trong quá khứ, cho những tháng ngày cày cuốc trước khi có nhà đầu tư vào Đây là một practice không hợp lý vì công sức founder bỏ ra trong thời gian đầu được chuyển đổi như sweat equity, như vốn founder dùng để đầu tư cho công ty để tạo ra giá trị như hôm nay. Và founder đã bán phần 1 phần equity này cho nhà đầu tư tương đương với một lượng cash nhất định. Nên việc dùng tiền đầu tư để chi cho lương của mình như trả một khoản nợ lương nhân viên của công ty (nếu không có thỏa thuận trước với NDT) thì chưa kể đến chuyện đạo đức, mà cơ bản nó sẽ phương hại đến khoản vốn NĐT đã tính toán rót vào để đẩy công ty đến milestone tiếp theo.
3. Lương bao nhiêu là hợp lý?
Nếu chọn mức lương quá thấp với niềm hy vọng startup sẽ phát triển, nhanh chóng bù đắp lại được, thì founder không thể duy trì lâu dài trong trường hợp mọi thứ không sáng sủa như mình nghĩ (và thường thì mọi thứ sẽ tối tăm hơn).
Chọn mức lương quá cao, chắc chắn ảnh hưởng đến vốn để phát triển sản phẩm, trả lương cho nhân sự khác, etc.
Bắt đầu với lương bằng với mức lương đi làm thuê gần nhất? Trong đa số trường hợp founder là người có kinh nghiệm, rời công việc ổn định ở công ty lớn để mở công ty riêng, mà muốn được trả lương bằng với mức lương cũ, thì chắc sẽ có NDT sẽ khuyên... dẹp công ty đi và trở về với công ty cũ :)) Vì bên cạnh lương hằng tháng, founder vẫn giữ phần lớn cổ phần của công ty hứa hẹn mang lại thu nhập cao trong tương lai.
Cho nên giải pháp tốt nhất có lẽ là một mức lương thực tế: một con số đủ sống (live-able) dựa trên chi phí cá nhân & cân đối với giá trị và doanh thu của công ty.
Tuy điều này nghe thật chung chung, nhưng đó là câu trả lời cơ bản và tốt nhất để mỗi founder có thể tự áp dụng vào trường hợp của mình và có tính toán hợp lý. Các bác có ý kiến gì thêm hay có case nào hay về việc này thì mình cùng share thêm với nhau nghe #Startup101 Vietnam Venture Capital | Startup Entrepreneurs, Investors & Innovators
