Bài viết dựa trên chia sẻ từ Michael Chen - Cựu associate tại @Emergence Capital Partners - Quỹ đầu tư tại Silicon Valley với quy mô 600 triệu USD.

#1 Công việc thú vị
Bạn phải dành rất nhiều thời gian để nghiên cứu về công nghệ mới, công ty mới. Đồng thời bạn cũng sẽ có cơ hội gặp gỡ và làm việc cùng với những con người luôn có niềm tin là họ sẽ tạo nên điều vĩ đại tiếp theo. Công việc này luôn rất sôi nổi và đầy năng lượng.
Và tôi cũng cho rằng, đây cũng là công việc đòi hỏi trí tuệ bậc nhất thế giới. Bằng chứng là những người giàu thật sự - họ chủ yếu là trở thành VC hoặc nhà đầu tư. Bởi vì ngoài tiền bạc, đây là một công việc rất đáng làm.
#2 Cốt lõi vẫn là tài chính
Ban đầu tôi nghĩ đầu tư của VC sẽ chủ yếu xoay quanh các vấn đề về tầm nhìn tương lai. Điều này chỉ đúng một phần, khi mà phần đa các VC quản lý tiền, họ chỉ cạnh tranh với nhau trong việc ai kiếm được nhiều hơn. Sự thuần thục trong định giá tài chính và thỏa thuận điều khoản là yêu cầu không thể thiếu của công việc này.
#3 Cảm giác là người quan trọng
VC nằm trong private equity, thuộc về "phe mua" tài chính - bạn là người quản lý và ra quyết định chứ không phải là người cung cấp dịch vụ (như các ngân hàng đầu tư). VC cũng tạo ra nhiều việc làm hơn cho các bên khác, vì thế bạn sẽ luôn được các “phe bán” săn đón, thuyết phục hợp tác cùng với họ.
#4 Một công việc cô đơn
Luôn phải gặp gỡ người mới (các nhà đầu tư khác, doanh nhân, giám đốc điều hành, v.v.) tạo ra “chuỗi ngày đầu tiên”. Các cuộc gặp gỡ có thể đi đến sự hợp tác lâu dài, mang đến lợi ích cho đôi bên, nhưng thật khó để xây dựng kết nối thật sự như những công việc khác. Lịch trình dày đặc, luôn phải gặp gỡ thêm nhiều người cũng khiến bạn không còn thời gian để đầu tư cho mối quan hệ đã có.
#5 Nhà ngoại giao chuyên nghiệp
Những VC chỉ cung cấp vốn thôi đã nhanh chóng bị lỗi thời. Phần lớn giá trị mà bạn tạo ra không chỉ là giúp startup giải quyết được các vấn đề kinh doanh mà còn cả vấn đề con người. Bạn có thể trở thành cầu nối cho mọi công việc như: tuyển dụng, sa thải, tìm ứng viên, các mối quan hệ... Nếu bạn không thích trở thành người kết nối thì bạn sẽ không thích hợp để làm việc trong VC. Ngoài ra, bạn cũng cần giỏi duy trì các mối quan hệ đã có.
#6 Người đứng sau sân khấu
Ngay cả khi đầu tư vào một công ty sau này trở thành Facebook, bạn cũng không bao giờ được biết đến như Mark Zuckerberg. Bạn có thể giàu có hơn, quyền lực hơn, có tầm ảnh hưởng hơn - nhưng chính những founder mà bạn đầu tư vào mới thật sự sở hữu thành công. Để làm việc trong VC, bạn cần quen với vai trò là người đứng ở hậu trường, người cố vấn, người hỗ trợ.
#7 Giá trị của thời gian
Hầu hết các VC đều có hàng ngàn thương vụ mỗi năm để xem xét và đầu tư, nhưng cuối cùng sẽ chỉ thực hiện được một số rất ít trong đó. Ngoài ra, bạn cũng cần dành thời gian để hỗ trợ các startup đã đầu tư. Các VC luôn phải đánh đổi và cân nhắc kỹ về việc sử dụng quỹ thời gian có hạn để gặp gỡ, đầu tư hay đồng hành cùng ai.
#8 Thích nghi với sóng gió
Đầu tư mạo hiểm không dành cho người yếu tim. Như một người bạn trong VC đã nói với tôi, quỹ của họ thường thấy một khoản đầu tư có thể bù đắp lại toàn bộ các khoản đầu tư khác. Chỉ trong khoảng một hoặc hai năm, bạn có thể sẽ thấy các khoản đầu tư của mình thất bại, đình trệ và phát sinh đủ khó khăn. Nếu bạn để cảm xúc bị ảnh hưởng quá bởi một tình huống nào, có lẽ công việc này không dành cho bạn.
#9 Vinh quang hay thất bại
Ranh giới giữa thất bại hay vinh quang trong đầu tư mạo hiểm là rất mong manh. Đôi khi các doanh nghiệp với rất nhiều sự hỗ trợ từ nhà đầu tư uy tín lại tuột dốc không phanh và ngược lại một số công ty dường như đang thất bại lại đột ngột tăng tốc và thành công. Tất cả đều rất khó đoán định.